Giải pháp 2– Hình thức ngâm thơ, hát, múa 1 Ngâm thơ, hát

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 10 (Trang 33 - 36)

1. Ngâm thơ, hát

*Ngâm thơ:

- Ngâm thơ những bài thơ hiện đại viết về cô Tấm, về nàng Mị Châu, như:

Nhớ về Cô Tấm

Bao lần oan ức, đành ngồi khóc Dì ghẻ con chồng, biết cậy ai? Bụt hiện về khun làm việc thiện Trong mơ thấp thống bóng lâu đài

(Đinh Văn Lành)

Tâm sự

…Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

(Tố Hữu)

- Ngâm thơ những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

* Hát

- Hát những ca khúc hiện đại lấy cảm hứng từ văn học dân gian, như: Bống Bống Bang Bang (Only C); Chuyện thành Cổ Loa (Đàm vĩnh Hưng); v.v…

- Hò đối đáp giao duyên, như:

(Bên nữ, bên nam cùng đi ra sân khấu. Nữ e thẹn, ngượng ngùng. Nam tươi cười, tỏ ý trêu ghẹo)

Nam 1: Cô kia xinh quá.

Nam 2: Cô bên kia cũng xinh nữa.

Nữ 1: Các anh ơi, đi đâu mà vội mà vàng

Mà vấp phải đá mà quàng phải dây

Nam 1: Chúng anh đang đi cày đấy, các em ạ! Nữ 2: Hò …ơ… Một đàn cò trắng bay chung

Bên nam bên nữ ta cùng cất lên Cất lên một tiếng linh đình

Cho loan sánh phượng cho mình sánh đơi Nam 2: Hò….ơ… Cất lên một tiếng la đà

Nam 1: Hò …ơ… Tiện đây mận mới hỏi đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

Nữ 1: Hị..ơ…Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Nữ 2: Anh kia có vợ con chưa

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào?

Nam 2: Các anh chưa có người thương đâu! Các em có muốn làm vợ chúng anh khơng?

Nữ 1: Nếu về nhà anh, anh sẽ mang sính lễ gì để đón dâu vậy? Nam 1,2: Các em ơi, ... (vừa đọc vừa vỗ tay làm nhịp)

Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

Nữ 1, 2: (vừa đọc vừa vỗ tay làm nhịp)

Chàng dẫn thế em lấy làm sang Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà

Bao nhiêu củ rim, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn…

- Hát các bài dân ca 3 miền, như: Trống cơm; Cò lả; Cây trúc xinh; Đi cấy; Lý dĩa bánh bò;v.v...

Chỉ ra lời ca dao của những bài dân ca trên: + Bài Trống cơm:

Trống cơm khéo vỗ nên vơng, Một bầy con nít lội sơng đi tìm,

Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ. Thương ai duyên nợ tang bồng

+ Bài Cị lả có sự kết hợp từ 1 số bài ca dao khác nhau:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng… Mình về có nhơ ta chăng Ta về ta nhơ hàm răng mình cười…

Trăm quan mua mấy miệng cười

Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc nụ cười em xinh...

+ Bài Cây trúc xinh:

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Anh Hai /chị Hai xinh đứng nơi nào cũng xinh. Trúc xinh trúc mọc sân đình.

Anh Ba /chị Ba xinh đứmg một mình cũng xinh. Trúc xinh trúc mọc bờ sơng,

Người ơi đã có nơi nào, hay vẫn cịn khơng? Trúc xinh trúc mọc sân chùa,

Anh Tư không yêu tôi lấy đạo bùa cho phải yêu!

+ Bài Đi cấy:

Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

Ba bốn cơ có hẹn cùng chăng? Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngồi thềm

Muốn cho trong ấm ngồi êm...

+ Bài Lí dĩa bánh bị:

Hai tay bưng đĩa bánh bò Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi

Lời thơ những bài ca dao trên được kết hợp với âm nhạc và thêm các yếu tố tạo giai điệu như: “í a”, “ấy mấy”, “tình tính tang”…đã tạo nên những làn điệu dân ca.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 10 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w