7. Kết cấu của đề tài luận án
3.1.4. Dự báo cung, cầu lương thực đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 trên Thế giới
Tháng 10 năm 2013, báo cáo của Liên Hiệp quốc, Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp và Hội đồng Tình báo quốc gia Hoa Kỳ NIC (National Intelligence Council) đã dự báo rằng [28, 71, 72]:
- Dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,1 tỷ người hiện nay lên 8,3 tỷ vào năm 2030 và tăng lên mức 9,7 tỉ người vào năm 2050 và đến cuối thế kỷ 21, Trái đất sẽ là ngôi nhà chung cho khoảng 10 - 11 tỉ người.
- Tại Việt Nam, đến năm 2050, dân số dự báo là 130 triệu người, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và nhu cầu xuất khẩu gạo như hiện nay. Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết về việc khơng chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, để có thể ổn định 4,3 triệu ha đất canh tác nông nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học Đại học Minnesota, Mỹ, tốc độ tăng sản lượng ngũ cốc sẽ không bắt kịp nhu cầu tiêu thụ đến năm 2050. Dựa trên cơ sở gia tăng năng suất cây trồng từ năm 1988 đến 2008, sản lượng ngơ thế giới có thể tăng 67% đến năm 2050, sản lượng gạo tăng 42%, lúa mì tăng 38% và đậu tương tăng 55%.
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh tính đến năm 2050, thì sản lượng lương thực ước tính phải tăng 60% đến 110%. Để tăng gấp đơi sản lượng gạo đến năm 2050, tức đạt 394 triệu tấn, nghĩa là trung bình mỗi năm sản lượng tăng 2,4%. Tuy nhiên với tốc độ hiện tại, ước tính đến năm 2050, mức tăng sản lượng các loại nông sản trên sẽ chỉ có thể tăng dao động trong khoảng 40% và sẽ không đủ để ni sống người dân tồn cầu năm 2050.