Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.7. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.7.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo và cs (2016) đánh giá một số yếu tố liên quan đến thai kém phát triển trong tử cung và kết quả kết thúc thai kỳ. Tác giả đã ghi nhận BMI < 18,5 ở nhóm thai kém phát triển là 32,3% nhóm thai phát triển bình thường là 15,7%; mức tăng cân dưới chuẩn trong thời gian mang thai ở nhóm TKPT là 67,6%, nhóm thai phát triển bình thường là 16,7%; Tỷ lệ tiền sản giật ở nhóm thai kém phát triển là 8,8%, nhóm thai phát triển bình thường là 2,0% [15].
Nghiên cứu tác giả Trần Trung Hoành và cs (2016) nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa trong đánh giá thai chậm phát triển và kết quả kết thúc thai kỳ. Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa giảm trở kháng động mạch não giữa với cân nặng sơ sinh thấp và chỉ số Apgar 5 phút < 7 điểm. Có sự liên quan giữa tỷ số não rốn bất thường với cân nặng thấp, Apgar 5 phút < 7 điểm [8].
Nghiên cứu tác giả Đào Thị Hoa, Trần Danh Cường và cs (2016) đánh giá siêu âm Doppler ống tĩnh mạch trong chẩn đoán suy thai ở thai chậm phát triển trong tử cung. Nghiên cứu kết luận có bất thường Doppler ƠTM có giá trị dự đốn chắnh xác kết quả thai và tình trạng sơ sinh. Bất thường Doppler ƠTM được coi là chỉ điểm dự báo tốt nhất nguy cơ tử vong chu sinh ở thai chậm phát triển trong tử cung [7].
Nghiên cứu tác giả Trần Danh Cường và cs (2016) giá trị tiên lượng tình trạng thai của thăm dị Doppler động mạch rốn và Doppler ống tĩnh mạch Arantius trên thai kém phát triển. Kết quả ghi nhận giá trị chẩn đốn tình trạng thai sau sinh của thăm dị Doppler động mạch rốn và Doppler ống tĩnh mạch Arantius có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tắnh, giá trị chẩn đoán âm tắnh tương ứng 62,5%, 96,4%, 71,4%, 94,6% và 69,7%, 95,4%, 69,7%, 95,4%. Khi kết hợp cả hai thăm dị Doppler này thì giá trị chẩn đốn tăng có ý nghĩa thống kê với độ nhạy là 75,0%, độ đặc hiệu 95,9%, giá trị chẩn đoán dương tắnh tăng 72,7% và giá trị chẩn đoán âm tắnh cao 96,3% [2].
1.7.2. Nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Unterschetder Julia và cs (2013) nghiên cứu đa trung tâm trên 1.100 sản phụ có ước lượng trọng lượng thai nhi nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai nhằm tối ưu hóa định nghĩa thai kém phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy Doppler động mạch rốn bất thường liên quan nhiều đến kết cục thai kỳ bất lợi với nhóm thai kém phát triển được xác định theo tiêu chắ trọng lượng hay theo tiêu chắ AC. Tất cả những trường hợp chết tiền sinh/chết sơ sinh đều có trọng lượng dưới BPV thứ 3 so với tuổi thai. Cạn ối/thiểu ối khi kết hợp với trọng lượng thai nhi dưới BPV thứ 3 so với tuổi thai có ý nghĩa quan trọng trên lâm sàng [141].
Tác giả Baschat A.A và cs (2006) nghiên cứu kết hợp siêu âm Doppler và chỉ số sinh lý học thai nhi trong đánh giá thai kém phát triển. Tác giả kết luận siêu âm Doppler và chỉ số sinh lý Ờ vật lý có hiệu quả trong việc phân tầng các nhóm thai kém phát triển có nguy cơ. Tuy nhiên, kết quả siêu âm Doppler và chỉ số sinh lý Ờ vật lý khơng có mối liên quan thuần nhất cùng với mức độ nặng của thai nhi. Tác giả đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hơn để có thể kết hợp tốt nhất hai phương pháp đánh giá này [30].
Tác giả Bhorat I.E và cs ( 2015) thực hiện đánh giá MPI theo mức độ nặng thai kém phát triển và khảo sát mối liên quan với kết cục thai kỳ ghi nhận MPI tăng cao có ý nghĩa ở nhóm TKPT khi so với nhóm thai phát triển bình thường (0,59 so với 0,37, p < 0,001) và gia tăng theo mức độ nặng của TKPT. Tại điểm cắt 0,54, MPI có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 87% và 75% trong dự báo kết cục thai kỳ. MPI tốt hơn so với tỷ E/A trong dự báo kết cục thai kỳ. Diện tắch dưới đường cong ROC của MPI và E/A trong dự báo kết cục thai kỳ lần lượt là 0,94 và 0,76 [36].
Tác giả Anthony O. Odibo và cs (2014) thực hiện nghiên cứu phối hợp các chỉ số siêu âm để dự báo kết cục thai kỳ bất lợi ở thai kỳ thai kém phát triển non tháng. Nghiên cứu đánh giá trên 66 trường hợp thai kém phát triển có kết quả như sau: Tỷ lệ bất thường chỉ số BPP (<8), PIĐMNG < 5th, PIÔTM > 95 th, CPR < 1,08 lần lượt là 6%, 27,3%, 56,1% và 33,3%. Khi phối hợp các chỉ số siêu âm trong dự báo kết cục thai kỳ bất lợi, kết quả cho thấy diện tắch dưới đường cong ROC là 0,73; độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 35,1% và 91,8%. Tác giả có kết luận mặc dù giá trị khi phối hợp các chỉ số vẫn còn hạn chế, tuy nhiên giá trị này vẫn tốt hơn nếu sử dụng từng chỉ số riêng lẻ [26].