.Phát triển thương hiệu bằng cách làm mới thương hiệu

Một phần của tài liệu 00050008245 (Trang 84)

Thương hiệu có thể thích ứng một giai đoạn kinh doanh nào đó, vì vậy để có thể làm mới lại thương hiệu cho phù hợp quá trình phát triển ddi lên của doanh nghiệp, nhận thức của xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng dám thay đổi logo, biểu tượng của cơng ty mình bởi để có được một logo, biểu tượng được khách hàng nhớ đến, doanh nghiệp phải dày công xây đắp. Hơn nữa chi phí đầu tư làm mới thương hiệu khơng hề thấp.

Vì vậy, đây cũng là một đề xuất tham khảo để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất của Hoa Sao.

4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc

Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, sự thâm nhập hàng hóa từ nhiều quốc gia vào nước ta đang ngày một mạnh mẽ, kéo theo đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược cạnh tranh hợp lý và các chính sách phù hợp để xây dựng và phát triển thương hiệu. Để giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BPO và contact center nói riêng có được lợi thế như mong muốn, Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ để thương hiệu của các doanh nghiệp này để có được chỗ đứng vững chắc:

4.2.1. Hồn thiện hành lang pháp lý về xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Việt Nam đã có những quy định về mặt pháp lý liên quan đến giá trị vơ hình của doanh nghiệp, tuy nhiên những quy định này cịn có nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu. Vì thế, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần nghiên cứu và đưa ra những quy định phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay, cụ thể là:

 Nên thừa nhận và đưa ra thuật ngữ “thương hiệu” trong các văn bản pháp luật nhằm đưa ra cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này.

 Xây dựng khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn về định giá tài sản vơ hình, tài sản thương hiệu của doanh nghiệp

 Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định hạn chế hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê ngoài

 Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành BPO và contact center có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng trên thị trường  Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh dịch vụ BPO và contact center để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BPO và contact center. Nền kinh tế ngày càng hội nhập mạnh mẽ thì việc quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên bức thiết. Các doanh nghiệp BPO và contact center luôn mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành và hồn thiện các chính sách về kinh doanh dịch vụ BPO và contact center, về thương hiệu để giúp các doanh nghiệp có được điều kiện thuận lợi cho việc quản trị thương hiệu tại doanh nghiệp mình.

4.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại

Nhà nước tiến hành tổ chức định kỳ các chương trình tơn vinh thương hiệu mạnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có các ngành về cơng nghệ và dịch vụ contact center. Từ đó, các doanh nghiệp nói chung trong ngành và Tập đồn Hoa Sao sẽ có thêm động lực để xây dựng và quản lý tốt hơn thương hiệu của doanh nghiệp mình

4.2.3. Cung cấp thơng tin, hỗ trợ về tư vấn, đào tạo cho Doanh nghiệp

Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vấn đề đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên trách về thương hiệu về kiến thức, kỹ năng thực hành và nếu được, tổ chức những cơ quan, dự án tư vấn chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khi cần thiết.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần cung cấp thơng tin một cách chính xác, đầy đủ cho doanh nghiệp BPO và contact center. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phổ biến kiến thức về thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, đưa thương hiệu trở thành một phần trong văn hóa kinh doanh. Nhà nước cũng cần từng bước nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng. Bằng cách đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ thương hiệu tới mọi người dân để họ có ý thực tham gia vào việc ngăn chặn các hành vi vi phạm về thương hiệu, góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trước xu thế hội nhập sâu của nền kinh té, khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, người tiêu dùng ngày càng khó tính và có nhiều sự lựa chọn thì việc tồn tại, đứng vững và phát triển vững chắc là điều không hề dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và một vũ khí hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu đó chính là một thương hiệu mạnh. Đặc biệt, với một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực tương đối mới mẻ tại Việt Nam – BPO và contact center, hoạt động xây dựng và quản trị tốt thương hiệu lại càng quan trọng, có ý nghĩa cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó. Nhưng việc quản trị thương hiệu là hoạt động vơ cùng khó khăn, địi hỏi phải có sự đầu tư bài bản và một lộ trình rõ ràng.

Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải có những kiến thức đầy đủ về thương hiệu, có một chiến lược rõ ràng để có thể giúp doanh nghiệp của mình có thể đạt được mục đích như mong muốn.

Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp thực sự chú ý đến cơng tác này. Nhiều doanh nghiệp vẫn có tư tưởng nóng vội, thiếu cái nhìn dài hạn về thương hiệu nên đã dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Trên cơ sở tìm kiếm thơng tin, nghiên cứu và phân tích, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị thương hiệu, đưa ra và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sao một cách khái quát nhất và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị thương hiệu tại cơng ty, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam và trên thế giới theo đúng định hướng chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra cho thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alice M. Tybout and Tim Calkins, 2005. Kellogg bàn về thương hiệu. Dịch từ tiếng Anh. Nguyễn Phú Sơn, 2008. HCM: NXB Văn hóa Sài Gịn

2. American Marketing Association, 1995. Dictionary of Marketing Terms. 2nd ed. Chicago: NTC Business Books.

3. Bùi Thị Hải Yến, 2015. Hội nhập kinh tế quốc tế với việc xây dựng

thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp công ty Hanel. Luận văn thạc sĩ.

4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sao, 2009. Tài liệu hướng dẫn sử dụng

nhận diện thương hiệu.

5. Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hoa Sao, 2014. Tài liệu ghi nhận quá trình

hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sao.

6. Cơng ty cổ phần Tập đồn Hoa Sao, 2015. Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh năm 2015.

7. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sao, 2016. Tài liệu tổ chức doanh

nghiệp 2016.

8. David Aaker, 1995. Build Strong Brands. New Yorks: The Free Press. 9. David Moore, 2004. Thương hiệu của người lãnh đạo. HCM: NXB Trẻ. 10. Don Sexton, 2008. Xây dựng thương hiệu theo phong cách Trump. Dịch

từ tiếng Anh. Alpha Books, 2011. Hà Nội: NXB Lao Động. 11. Duane E.Knapp, 2000. The Brand Mindset. USA: McGraw Hill.

12. Dương Thanh Hà. Thương hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên dưới quan điểm của Sinh viên và người sử dụng lao động. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

13. Đặng Đình Trạm, 2012. Quản trị thương hiệu. <http://tailieu.tv/tai- lieu/quan-tri-thuong-hieu-thiet-ke-thuong-hieu-22063/>

[Truy cập ngày 01 tháng 10 năm 2016]

14. Jame R Gregory, 2001. Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công. Dịch từ tiếng Anh. Đặng Xuân Nam và Nguyễn Hữu Tiến, 2004. Hà Nội: NXB Thống Kê.

15. Kevin Lane Keller, 2013. Strategic brand Management. 4th ed. London: Pearson Education, Inc.

16. Lê Xuân Tùng, 2008. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao động

17. Neil McElroy’s Epipphany, 2000. P&G Changing the Face of

Consumeer Marketing. USA: Harvard Business School

18. Nguyễn Cẩm Bình. Quản trị thương hiệu tại Cơng ty cổ phần khí cụ

điện I. Luận văn Quản trị kinh doanh.

19. Nguyễn Duy Bình. Giải pháp quản lý và phát triển thương hiệu Xuân

Hòa tại thị trường Việt Nam. Luận văn Quản trị kinh doanh.

20. Nguyễn Thị Hoài Dung. Xây dựng và quản lý thương hiệu của các

doanh nghiệp may Việt Nam. Luận án tiến sĩ.

21. Nguyễn Thị Nguyệt Anh. Quản trị thương hiệu Phạm và Liên danh trên

thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh Việt Nam. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.

22. Nguyễn Thị Thu Hường, 2007. Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010. Luận văn thạc sĩ kinh tế.

23. Philip Kotler, 2001. Framework for Marketing Management. 5th ed. London: Pearson Customer Publishing

24. Ronald J.Alsop, 2004. 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương

25. Trang bách khoa toàn thư mở https://www.wikipedia.org/ 26. Trang tin chính thức của Tập đồn Hoa Sao http://hoasao.vn/

27. Trần Minh Đạo, 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

28. Trần Minh Hà. Giải pháp tài chính góp phần xây dựng và phát triển

thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế.

29. Trần Thanh Long. Đầu tư phát triển thương hiệu Petrolimex của Tổng

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hoa Sao

Kính chào quý doanh nghiệp!

Để thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản trị thương hiệu tại Tập đồn Hoa Sao”, chúng tơi đã tiến hành cuộc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của khách hàng về một số vấn đề liên quan đến việc hợp tác giữa quý doanh nghiệp và Hoa Sao. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Mọi thông tin được quý khách hàng cung cấp từ bản câu hỏi này là vô cùng quý giá đối với chúng tôi. Chúng tôi cam kết giữ bí mật các thơng tin này. Xin chân thành cảm ơn.

Câu 1: Nhắc đến dịch vụ BPO và contact center trên thị trường Việt Nam,

quý doanh nghiệp vui lịng đánh giá mức độ ưa thích thương hiệu bằng cách cho điểm từ 1 đến 5

Cơng ty Thích nhất Khơng thích

Minh Phúc telecom 5 4 3 2 1

Tập đồn Hoa Sao 5 4 3 2 1

Cơng ty Kim Cương 5 4 3 2 1

Viễn Đông Telecom 5 4 3 2 1

Trans-cosmos Việt Nam 5 4 3 2 1

Câu 2: Quý doanh nghiệp biết đến Hoa Sao thông qua hình thức nào

□Mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…)

□Tìm kiếm trên mạng (Google)

□Hình ảnh quảng cáo online

□Email marketing

□Hội thảo, hiệp hội

□Tạp chí, báo đài

□Postmail

□Được giới thiệu

Tập đồn Hoa Sao □Trách nhiệm

□Chun nghiệp

□Thân thiện

□Ln đổi mới

□Khơng có gì khác biệt

□Thiếu chun nghiệp

□Thiếu trách nhiệm

□Chất lượng kém

Câu 4: Quý doanh nghiệp cho biết cảm nhận khi sử dụng dịch vụ của Hoa

Sao □ An tâm □ Thỏa mãn □ Tự hào □ Bất an □ Phiến toái

Câu 5: Theo quý doanh nghiệp, Hoa Sao còn tồn tại những hạn chế gì

□ Chất lượng dịch vụ khơng ổn định □ Dịch vụ chậm trễ

□ Nhân viên thiếu chuyên nghiệp □ Tư vấn không hiệu quả

□ Quan liêu trong cách tiếp cận khách hàng □ Ít thơng tin

□ Hạn chế khác (nêu rõ):…………………………………………………………..

Câu 6: Theo quý doanh nghiệp, Hoa Sao nên quảng bá thương hiệu nhiều

hơn trên phương tiện nào? □Mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…)

□Tìm kiếm trên mạng (Google)

□Hình ảnh quảng cáo online

□Email marketing

□Hội thảo, hiệp hội

□Tạp chí, báo đài

□Postmail

□Được giới thiệu

□Hình thức khác (nêu rõ):………….. ……………………………………….

gia khảo sát.

Họ tên: ……………………………………………………………………

Chức vụ:

…………………………………………………………………………

Tên doanh nghiệp:

………………………………………………………………

Một lần nữa, Tập đoàn Hoa Sao chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý doanh nghiệp!

Một phần của tài liệu 00050008245 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w