Nhờ sự hấp thu dinh dưỡng mạnh ở rễ thứ sinh, cho nên LMN có khả năng sản sinh thêm một số chồi trên thân để bù đắp lại số chồi do lũ nhấn chìm. Chồi trên
thân ra sớm sẽ tăng chồi hữu hiệu, nếu ra muộn sẽ tăng nhiều bông xanh khi thu hoạch.
2.3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây LMN
Thời gian sinh trưởng
Cây LMN cót thời gian sinh trưởng trung bình 6 tháng, tuy nhiên tùy sự mẫn cảm quang kỳ của giống, thời gian thu hoạch LMN có thể kéo dài hay ngắn hơn.
Có 3 nhóm sinh trưởng của LMN: nhóm chín sớm (thu hoạch tháng 10 âm lịch), nhóm chín lỡ (thu hoạch khảng tháng 11 âm lịch) và nhóm chín muộn (thu hoạch sau Tết âm lịch). LMN đang trồng tại An Giang và Đồng Tháp thuộc nhóm (1) và (2):
- Nhóm (1) chín sớm được trồng tại huyện Chợ Mới, An Giang và huyện Thanh Bình, Đồng Tháp
- Nhóm (2) chín lỡ được trồng tại huyện Tri Tôn, An Giang.
Nhận xét: Ngày nay, để tranh thủ thời gian trồng màu nên nhóm LMN chín
sớm được nơng dân ưa chuộng hơn.
Các giai đoạn sinh trưởng
Theo Đặng Kim Sơn và Nguyễn Minh Châu (1987) LMN có vịng đời khá dài, từ 240-260 ngày. Trong đó giai đoạn sinh trưởng 170-190 ngày, làm dịng đến trổ 35 ngày và trổ đến chín 30-35 ngày. Ngày nay, người nông dân chỉ trơng LMN trong vịng <210 ngày/vụ, ngun nhân do gieo sạ LMN trễ hơn trước đây. Có thể chia vịng đời cây LMN thành 04 giai đoạn sinh trưởng như sau:
(1) Thời kỳ ngủ nghĩ, nảy mầm và tuổi mạ:
- Trạng thái ngủ nghĩ hạt từ 25-30 ngày. Đặc tính này giúp LMB có thể ngã rạp trên đồng nước mà hạt không bị hỏng hoặc nảy mầm sau khi thu hoạch 25-50 ngày.
- Thời kỳ nảy mầm kéo dài 4-8 ngày. - Giai đoạn mạ kéo dài 30-35 ngày. (2) Thời kỳ đẻ nhánh và vươn lóng:
- LMN có khả năng đẻ chồi thứ cấp gần dưới gốc. Khi nước bắt đầu dân cao, một số chồi thứ cấp, kể cả một số chồi sơ cấp mới xuất hiện bị nhấn chìm.
- Ngồi ra, LMN cịn có khả năng đẻ chồi mắc lóng. Khi nước lũ dân lên, nếu mực nước không tiếp tục dân cao, mà dừng lại một thời gian thì cách mặt nước 5-10 cm bắt đầu xuất hiện chồi mắc lóng, mọc ra từ mắc. Đây là sự khác biệt so với lúa khơng nổi.
- Chồi mắc lóng được tạo thành sớm thì tỷ lệ đóng góp vào năng suất chung của nó khá lớn. Chồi mắc lóng được tạo thành muộn thì tỷ lệ đóng góp vào năng suất chung hầu như không đáng kể. Kết quả nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, trước khi nước dân, ruộng lúa đạt từ 300-320 chồi/m2 sẽ đảm bảo năng suất cao. LMN thuộc nhóm đẻ nhánh cao có khả năng đẻ nhánh từ 10- 60 chồi/bụi.
- Khả năng vươn lóng của LMN tùy thuộc vào giống và tình hình nước lũ dâng. Cây LMN có khả năng vươn lóng mạnh ở giai đoạn sau khi sạ từ 6-8 tuần, lúc nước lũ đang dân cao. Tuy nhiên, khi lũ ổn định thì sự phát triển theo chiều cao của LMN sẽ không nhiều.
(3) Thời kỳ làm địng và trổ bơng
- Làm địng và trổ bơng: khoảng 35 ngày trước khi trổ, lá bắt đầu thời kỳ làm địng. Biểu hiện bên ngồi là lá thắt eo. Cây LMN rất mẫn cảm với
mơi trường bên ngồi, nếu gặp điều kiện bất lợi nhiều như mây mù, mưa, nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến tỷ lệ lép cao.
LMN trổ rất mạnh, sau 24 giờ, bông đã vượt ra khỏi lá cờ. Bông LMN xếp vào dạng bông to.
So với lúa cao sản, LMN có số hạt/bơng cao hơn nhiều, có khả năng đạt >462 hạt chắc/bông.
(4) Giai đoạn trổ đến chín
- Giai đoạn này 30-35 ngày, lúc lúa chín cũng là lúc nước vừa cạn trên đồng.
Giống lúa chín sớm thu hoạch tháng 10-11 âm lịch (tháng 12-01 dương lịch).
Giống lúa chín lỡ thu hoạch cuối tháng 11-12 âm lịch (tháng 01-02 dương lịch).
Giống lúa chín muộn thu hoạch cuối tháng 01 âm lịch năm sau (tháng 02 dương lịch).