- Xây dựng các phong trào thi đua: tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, anh hùng lao động, lao động tiên tiến,...
- Xây dựng và áp dụng các hình thức khen thưởng như: giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương,...
Khuyến khích tinh thần là vấn đề tổng hợp ,phức tạp nhưng nếu biết tổ chức thì sẽ tạo động lực về tinh thần khơng kém gì so với khuyến khích về vật chất. Khơng nên q coi trọng khuyến khích vật chất hay tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loaị khuyến khích đó với nhau mới có thể tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động.
Xuất phát từ những phân tích về cơ sở của vấn đề tạo động lực ở trên cho thấy mục đích sâu xa của quá trình làm việc của người lao động là nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Sụe thoả mãn này có được thơng qua những kết quả, những phần thưởng mà người lao động nhận được từ tổ chức. Những kết quả phần thưởng nay có thể là vật chất và cũng có thể là tinh thần. Và cũng xuất phát từ thực tiễn xã hội đó là con nguời cầ có việc làm để sống. Đời sống vật chất cần phải đủ đảm bảo cho cá nhân và gia đình người lao động.
• Những điều cần quan tâm để giải quyết khuyến khích cho nguời lao động: - Xác định nhu cầu là nguồn gốc, yếu tố kích thích lao động. Muốn kích thích lao động làm việc tốt thì tất yếu phải quan tâm tới tất cả các nhu cầu của người lao động.
- Trong điều kiện hiện nay đa số người lao động cịn có mức sống trung bình và khó khăn cho nên việc quan tâm đến nhu cầu vật chất (tiền lương, tiền
thưởng,...) là bức xúc hơn, nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ tổ chức nào.
- Gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành.
- Tin tưởng vào người lao động, giao quyền tự chủ cho họ trong việc thực hiện cơng việc được giao sẽ có tác dụng kích thích tích cực sáng tạo của họ.
- Điều kiện lao động nề nếp va cách thức tổ chức lao động có ảnh hưởng đến sự ham mê cơng việc của người lao động.
- Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất của người lao động những người lãnh đạo cũng cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của họ.
KẾT LUẬN
Thời gian trôi đi, điều kiên lịch sử có những biến đổi và sự nhận thức về tầm quan trọng của việc khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động cũng thay đổi theo. Các nhà quản lý trước đây chỉ chú ý đến khuyến khích vật chất cho người lao động mà coi nhẹ yếu tố tinh thần nhưng đến nay thì hầu hết các nhà quản lý đều đã nhận ra thiếu sót đó và họ cũng đã biết là phải nắm được các nhu cầu và yêu cầu cấp thiết của người lao động hay nói khác đi là phải nắm được động cơ, động lực thúc đẩy người lao động làm việc, để từ đó có các cchính sách quản lý phù hợp vừa thoả mãn được mục tiêu ,cũng như yêu cầu cấp thiết của người lao động và thực hiện được mục tiêu chung của đơn vị mình.
Do kiến thức và kinh nghiệm có hạn lại chưa được đi thực tế nhiều nên số liệu thực tế còn chưa có, những vấn đề em trình bày trên chỉ dựa vào kiến thức em đã tiếp thu được từ quá trình học và những tài liệu em thu thập được tuy nhiên nó chỉ mang tính lý thuyết là chủ yếu. Chính vì vậy, bài tiểu luận này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị nhân lực của trường ĐHKTQD. 2. Quản trị nhân sự của Nguyễn Hữu Thân.
3. 101 bí quyết thành cơng khuyến khích nhân viên do Khánh Sơn biên dịch -
4. Giáo trính kinh tế lao động của trường ĐHKTQD - NXB Lao động - xã hội 2000.
5. Quản trị nhân sự của Trần Kim Dung.
6. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - NXB Thống Kê. 7. Giáo trình Phân tích lao động - xã hội.
8. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trường ĐHKTQD - NXB Giáo dục 1994.