Thể phân liệt sau khi vào máu phần lớn sẽ xâm nhập vào hồng cầu, một số ở lại huyết thanh phát triển thành các giao tử đực và cái (thể giao bào) để tiếp tục duy trì nịi giống. Khi muỗi đốt người bệnh các giao tử sẽ vào tuyến nước bọt của muỗi rồi xuống dạ dày để phát triển thành thể thoa trùng, sau đó lại lên cư trú ở tuyến nước bọt và khi muỗi đốt người lại truyền ký sinh trùng (dạng thoa trùng) vào người và lặp lại chu trình như trên.
Như vậy:
- Thể phân liệt gây nên các cơn sốt.
- Thể giao bào không gây các cơn sốt nhưng lại làm lây truyền bệnh * Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh:
- Sốt rét: Bệnh nhân lên cơn sốt rét run đột ngột hoặc cảm giác ớn
lạnh phải đắp chăn, khoảng 1-2 giờ sau thì chuyển sang sốt nóng.
- Sốt nóng: tới 39-400C, kéo dài 2-4 giờ rồi tốt mồ hơi, nhiệt độ hạ
dần và 2-3 giờ sau người bệnh trở lại bình thường.
- Cơn sốt có thể diễn ra hàng ngày, cách nhật hoặc cách 2 ngày tuỳ theo từng loại ký sinh trùng.
* Phát hiện bệnh dựa vào: - Triệu chứng lâm sàng. - Xét nghiệm máu
III.2. Phân loại thuốc điều trị sốt rét:
Thuốc trị sốt rét có thể chia thành 4 loại:
- Thuốc cắt cơn sốt: có tác dụng diệt thể phân liệt. Gồm : Quinin, Artemisinin, Artesunat, Cloroquin....
- Thuốc phịng cơn sốt: có tác dụng diệt thể vơ tính thời kỳ tiền hồng cầu; gồm: Cloroquin, Pyrimethamin, Fansidar ....
- Thuốc chống lây truyền bệnh: có tác dụng diệt thể giao bào; gồm: Primaquin, Cloroquin.
- Thuốc chống tái phát: có tác dụng diệt thể vơ tính thời kỳ ngồi hồng cầu của P.vivax và P.malariae; gồm: Pyrimethamin, Proguanid....
QUININ
Tác dụng: