CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động quản lý khoa
1.3.1. Địa vị pháp lý của Bộ
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ cơng thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi tồn quốc. Như vậy bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan hành chính nhà nướccó thẩm quyền chun mơn ở trung ương có chức năng quản lý hành chính nhà nước về một ngành, đa ngành hoặc lĩnh vực công tác trên phạm vi toàn quốc.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được chia làm hai loại: Bộ quản lý ngành hoặc đa ngành là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn ở trung ương quản lý các đơn vị, các cơ quan, tổ chức có cùng chung mục đích hoặc có cùng chung cơ cấu kinh tế kỹ thuật; Bộ quản lý lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước như kế hoạch, giá cả, tài chính...
Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn nên tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người đứng đầu là bộ trưởng hay chủ nhiệm uỷ ban. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (gọi
tắt là bộ trưởng) là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu một bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Trong phiên họp Chính phủ chuyên đề “Xây dựng pháp luật” tháng 8 năm 2020, Chính phủ đã quy định về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ được giao xây dựng văn bản quy định chi tiết theo phân cơng của Thủ tướng Chính phủ khẩn trương hồn thiện trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng VBQPPL; đồng thời, tập trung nguồn lực xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc tổ chức, chỉ đạo cơng tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình. Cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL chủ động tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến của đối tượng điều chỉnh, ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời các vướng mắc; nghiên cứu tiếp thu và giải trình đầy đủ ý kiến khác nhau
trước khi hồn thiện dự án, dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Tư pháp tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, dự thảo VBQPPL, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc theo đúng Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tính tồn diện và hệ thống của Báo cáo kết quả rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ rõ các vướng mắc, chồng chéo của hệ thống pháp luật và kiến nghị cụ thể phương án sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo VBQPPL hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành VBQPPL 2015 có trách nhiệm: lập, cơng
bố theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cơng bố danh mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực; ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực tồn bộ. [30]
Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảoluật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nướccó nội dung được giao quy định chi tiết có trách nhiệm:
a) Đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết; điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết; dự kiến tên văn bản quy định chi tiết; cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp; thời hạn trình ban hành;
b) Lập danh mục các nội dung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước giao cho địa phương quy định chi tiết;
c) Gửi danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a khoản này và danh mục các nội dung giao quy định chi tiết quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua; trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ký ban hành. [16]
Địa vị pháp lý của bộ được thể hiện qua các nhiệm vụ và quyền hạn của bộ
trưởng. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: [30]
- Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Ban hành VBQPPL theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân cơng; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
- Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động,
luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
- Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
- Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ cơng tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả cơng sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
- Chủ độngphối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.