Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 60)

huyện Phục Hịa, tình Cao Bằng.

3.2.1. Đổi mới cơng tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị

Cải tiến công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

Từ thực trạng công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch hiện nay và những cơ sở khoa học, bài học kinh nghiệm, xin đề xuất thực hiện:

Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, không ngừng đẩy mạnh vai trị cơng tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong quản lý đô thị công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, là tiền đề để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ trong q trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo và chỉnh trang đô thị. Trước mắt cần tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển huyện theo hướng đa tâm, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp thốt nước, quy hoạch cơng viên, cây xanh... song song với việc áp dụng các tiến bộ trong phát triển đô thị, quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng khơng gian đơ thị, mà cịn phải đáp ứng tốt các yêu cầu về dự báo gần sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thực sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng và phát triển huyện trong thời gian tới.

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ liên quan đến công tác quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện, nhằm tạo sự chuyển biến trong phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, cụ thể:

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kỉnh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng: Cần đặt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, hợp tác chặt chẽ với các huyện lân cận, thành phố, đô thị trong tỉnh, thu hút các nguồn lực xạ hội, đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của tỉnh và các bộ, ngành ở Trung ưowng;

- Tăng trưởng thông minh trên cơ sở gia tăng giá trị hàng hóa và năng suất lao động: Tập trung chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững, hạn chế tăng trưởng theo chiều rộng; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với nâng cao chất lượng tăng trưởng, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đảm bảo phù hợp với tiến trình cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế trên nền tảng thực tiễn: Chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp

58

sang nền kinh tế cơng nghiệp, nơng nghiệp hàng hóa, dịch vụ, tiêu dùng có sức hấp dẫn, cạnh tranh cao găn với tiềm năng tự nhiên và xã hội, phù hợp với khả năng sẵn có của địa phương;

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia khác và Trung Quốc để phát triển kinh tế của huyện; ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khấu, lấy hậu cần vận tải phục vụ cho xuất nhập khấu là định hướng phát triển chủ đạo;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện: phát huy được những lợi thế của

huyện, tạo sức hấp dẫn trong thu hút các nhà đầu tư, nhanh chóng nâng cấp, hồn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, mạng lưới giao thông, mơi trường, tiện ích đơ thị và nông thôn gắn với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Lấy du lịch, kỉnh tế di sản làm một trong những động lực cho phát triển: Thức tỉnh, khơi dậy các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ - du lịch tạo tiền đề làm tăng giá trị di sản bằng du lịch văn hóa;

- Ưu tiên nguồn lực của ngân sách nhà nước để phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn: Xây dựng nông thôn mới làm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nghiên cứu áp dụng các thành tựu công nghệ cao trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị gia tăng cao gắn với du lịch (xuất khẩu tại chỗ) và xuất khẩu quốc tế;

- Phát triển kinh tế - xã hội tồn diện, hài hịa: Phải thực hiện tốt việc kết hợp

chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với hồn thiện hệ thống chính trị vững mạnh, hành chính chuấn mực, củng cố quốc phịng, an ninh, bảo vệ vững chắc biên giới, cửa khấu, chủ quyền quốc gia.Quy hoạch xây dựng cần có tính chiến lược, linh hoạt hơn trong nền kinh tế thị trường, bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các đồ án quy hoạch chi tiết phải có khả năng tự điều chỉnh nhanh chóng trong khn khổ chiến lược tổng thể, thích ứng với yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Áp dụng biện pháp quy hoạch chiến lược, quy hoạch đô thị hợp nhất thay cho kiểu quy hoạch tổng thể truyền thống bất cập bấy lâu nay.

Định hướng quy hoạch cho từng vùng, khu vực trên cơ sở tăng cường sự phối hợp giữa các ngành và địa phương. Xác định rõ khu vực cần cải tạo chỉnh trang và các khu vực đang đô thị hóa. Đồng thời xác định mục tiêu, chiến lược cho

59

từng vùng, khu vực đơ thị hóa nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực từ xã hội, mời gọi đầu tư một cách công khai, minh bạch.

Dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân số... cơ quan quản lý nhà nước nên tiến hành lập và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế. Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế, xã hội hóa cho nhà đầu tư tự lập quy hoạch xây dựng, đây là giải pháp tiết kiệm kinh phí từ ngân sách, vừa phù hợp với nguồn lực nhà đầu tư. Chính quyền có nhiều phương án lựa chọn, tham khảo và so sánh; các ưu khuyết điểm từ các phương án sẽ bổ sung cho nhau giúp cho cấp quản lý có dự báo tốt, nâng cao nhận thức và tầm nhìn, đồng thời chọn được phương án tốt nhất để triển khai.

Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thông qua các biện

pháp cụ thể như: Cá nhân, tổ chức lập quy hoạch phải có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, đơn giá thiết kế quy hoạch không cứng nhắc theo định mức nhà nước...

Trong giai đoạn thiết kế quy hoạch nên có sự tham vấn của tất cả các bên liên quan, đó là người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm đảm bảo đồ án quy hoạch đáp ứng nhu cầu thực tế của họ. Việc phê duyệt các đồ án quy hoạch cũng cần minh bạch hơn bằng cách tạo điều kiện cho người dân bị ảnh hưởng được quyền tham gia

vào quá trình này.

Xây dựng quy trình thực hiện thiết kế quy hoạch rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với từng vùng, khu vực, địa phương. Đồng thời công bố công khai để các bên liên quan

- Đổi mới công tác phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và giám sát quy hoạch

đô thị

Để các đồ án quy hoạch khi thực hiện có tính khả thi và hiệu quả, cần phân cấp mạnh hơn nữa thẩm quyền quyết định cho chính quyền cấp huyện, nên có sự tham gia của đóng góp ý kiến của chính quyền cấp cơ sở xã, thị trấn. Đối với việc tăng quyền hạn cho chính quyền cấp huyện và cấp cơ sở phải xây dựng cơ chế thưởng phạt, giải trình rõ ràng.

Đối với việc kiểm soát quy hoạch cần xây dựng các quy định cũng như chế tài rõ ràng, phù hợp với quy định. Xây dựng các quy định như tỷ lệ xây dựng các cơng trình khai thác kinh doanh phải tương đồng với các cơng trình tiện ích kỹ thuật và xã hội (giao thông, cây xanh, y tế, trường học...).

60

Đối với quy hoạch cơ sở hạ tầng nên thay thế việc áp dụng các quy chuẩn quy định của nhà nước bằng các quy chuẩn vận hành thích hợp và tiện ích, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Đổi mới công tác cấp phép quy hoạch và giấy phép xây dựng

Việc cấp phép quy hoạch và giấy phép xây dựng hiện nay do Sở Xây dựng thực hiện, đặt ra yêu cầu hướng tới đơn giản hóa thủ tục hành chính, các cơ quan chức năng nên hợp nhất hai giấy phép trên thành một với mục tiêu rút ngắn thời gian triển khai, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho dự án.

Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có cơ sở thực hiện nhanh chóng trong thủ tục cấp phép quy hoạch, xây dựng.

Việc cấp phép quy hoạch, xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc có hạ tầng kỹ thuật mới cho xây dựng cơng trình, cơng trình được cấp phép xây dựng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã quy hoạch.

Nhanh chóng điều chỉnh, hồn thiện các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 kết hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Đối với những khu vực đơ thị hóa, khơng cho phép xây dựng cơng trình, đặc biệt là nhà ở khi chưa có mốc giới, các tuyến giao thông và hành lang kỹ thuật đã quy hoạch.

Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, căn cứ theo quy hoạch chung, cập nhật biên các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, phân vùng phát triển làm cơ sở cấp phép.

Căn cứ theo Luật Quy hoạch đơ thị, LuậtXây dựng, chính quyền tỉnh, huyện xây dựng và ban hành các quy trình cấp giấy phép quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng theo hướng cải cách hành chính, theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công việc và rút ngắn thời gian thụ lý, giải quyết hồ sơ. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư khơng có tâm lý ngại khó khăn trong việc xin phép mà sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để được giải quyết một cách nhanh chóng.

Đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa cơ chế cải cách hành chính một cửa trong công tác cấp phép thông qua 03 mục tiêu sau: Giải quyết đúng luật pháp; Không gây phiền hà nhà đầu tư; Giải quyết thủ tục đảm bảo đúng chế độ nhanh chóng.

Tin học hóa vấn đề cấp phép, cập nhật các thơng tin, quy trình thủ tục cấp phép chuẩn, mẫu lên website hoặc các phươngtiện truyền thông khác.

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

- Hồn thiện về cơ chế, chính sách trong quy hoạch đơ thị. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và thực hiện quy hoạch tổng thể;

61

Hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới những quy định pháp lý liên quan đên quy hoạch và quản lý phát triên. Xây dựng và hồn thiện các cơ chế chính sách về sử dụng đất, tài sản trên đất, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nơng thơn; Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn việc triển khai không gian đô thị, khù vực bảo vệ các vùng cảnh quan nông thôn; Xây dựng danh mục và giải pháp bảo vệ, tơn tạo các cơng trình có giá tri về văn hóa lịch sử và kiến trúc.

- Phân kỳ đầu tư trong q trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch đơ thị

Huyện Phục Hịa với lợi thế diện tích lớn, đất nơng nghiệp, quỹ đất trống còn khá nhiều, do vậy phương án hiệu quả và hợp lý nhất là quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước khi đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà ở hoặc ít nhất là cùng thời điểm.

Trong khi chưa có điều kiện huy động nguồn tài chính, cần phân kỳ đầu tư hợp lý và tạo ra quỹ đất dự trữ cho nhu cầu phát triển hạ tầng trong tương lai. Ví dụ, một con đường huyết mạch được thiết kế với 8 làn xe, giai đoạn đầu có thể đầu tư 4 làn ở bên ngồi, phần cịn lại bên trong giữ quỹ đất trồng cây xanh và tiếp tục đầu tư xây dựng khi mật độ giao thông trong khu vực tăng lên.

Trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt, lập danh mục các hạng mục cần đầu tư trước, đặc biệt chú trọng vào tiến độ kế hoạch thực hiện kết cấu hạ tầng khung đô thị triển khai cắm mốc, kiên quyết bảo vệ đất hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển đô thị.

Công bố công khai, xác định quỹ đất cấm xây dựng (qũy đất dự trữ phát triển), quỹ đất dành cho cây xanh, phát triển cơng trình cơng cộng. Tuy nhiên cần lưu ý những nhu vực dân cư hiện hữu để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trong thời gian chưa triển khai thực hiện quy hoạch.

Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội tính theo giá hiện hành thời kỳ 2016 - 2025

cần khoảng 11.830 tỷ đồng, trong đó:

Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư khoảng 3.010 tỷ đồng; bình quân 602 tỷ đồng/năm;

Giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư khoảng 8.810 tỷ đồng; bình quân 1.762 tỷ đồng/năm;

62

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thời kỳ 2016 - 2025 đầu tư 3.540 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 900 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư 2.640 tỷ đồng; '

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư từ ngân sách (huyện, tỉnh, TW) chiếm khoảng 70% so với nhu cầu: Thời kỳ 2016 - 2025 đầu tư 2.480 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 630 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư 1.850 tỷ đồng;

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư từ dân và DN đầu tư chiếm khoảng 20% so với nhu cầu: Thời kỳ 2016 - 2025 đầu tư 700 tỷ đồng; giai đoạn

2016 - 2020 đầu tư 180 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư 520 tỷ đồng;

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư từ tín dụng, vốn khác chiếm khoảng 10% so với nhu cầu: Thời kỳ 2016 - 2025 đầu tư 350 tỷ đồng; giai đoạn

2016 - 2020 đầu tư 90 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư 260 tỷ đồng.

- Hồn thiện, mở rộng mơ hình đấu thầu rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng đô thị

Nghiên cứu thực hiện quản lý xây dựng đô thị theo các chương trình, dự án lớn là biện pháp tốt nhất để huy động tổng lực các nguồn vốn trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Hồn thiện mơ hình đấu thầu, đấu giá rộng rãi chọn nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo chỉnh trang đô thị, không chỉ áp dụng đối với các dự án trọng điểm mà mở rộng cho tất cả các dự án lớn nhằm dần bỏ cơ chế “xin - cho” trong hình thức giao th đất hiện nay. Áp dụng thí điểm mơ hình tổng thầu xây dựng đơ thị, chính quyền đơ thị lập nhiệm vụ quy hoạch.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Luật Đấu thầu 2013) được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, cùng với Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Nghị định 63) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP (Nghị định 30) đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu của cải cách và đổi mới thể chế kinh tế nói trên đối với hoạt động đấu thầu.

Hướng tới thực hiện hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trên thực tế hệ thống này đã và đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình, góp phần khơng nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước; có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, hội nhập quốc tế, cải cách thể chế và thủ tục hành chính, phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)