Như đã phân tích ở trên, việc tồn tại song song hai thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” và “vi phạm cơ bản” trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam đã gây khó khăn nhất định trong q trình vận dụng quy định của pháp luật. Vì vậy, người viết đề xuất sử dụng thuật ngữ “vi phạm cơ bản” bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất, thuật ngữ “vi phạm cơ bản” như trong Luật Thương mại hiện nay
được tiếp thu từ pháp luật nước ngoài và đã được kiểm chứng thực tiễn áp dụng của các tòa án, trọng tài của một số quốc gia thành viên Công ước. Thuật ngữ “vi phạm cơ bản” không chỉ được định nghĩa trong Luật Thương mại (“vi phạm nghiêm trọng” chưa được định nghĩa ở bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào) và cũng đã có thời gian tồn tại và vận dụng hơn 30 năm của tòa án, trọng tài các quốc gia thành viên Cơng ước. Bên cạnh đó, thuật ngữ “nghiêm trọng”, thực tế đã tồn tại trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt có trong nhiều các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật hành chính. Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” dễ dẫn đến sự chồng lấn về ngữ nghĩa của thuật ngữ này trong các lĩnh vực hành chính, hình sự và dân sự.
Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc gia
nhập Công ước Viên. Thủ tướng đã đồng ý chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước Viên và giao cho Bộ Cơng thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ tư pháp hồn chỉnh hồ sơ xin gia nhập Công ước theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên mà không bảo lưu Phần II, Phần III của Cơng ước thì theo tinh thần áp dụng thống nhất
Cơng ước [11, Điều 7; 108] thì việc sửa đổi các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Cơng ước là điều tất yếu và khi đó thuật ngữ “vi phạm cơ bản” sẽ là phù hợp.
Như vậy, việc nghiên cứu Cơng ước Viên để từ đó định hướng hồn thiện quy