Một số khó khăn Việt Nam có thể đối mặt khi tiến hành giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay (Trang 101 - 110)

Chƣơng 2 : NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 33 HIẾN CHƢƠNG LIÊN HỢP QUỐC

3.2. Kiến nghị giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt

3.2.3. Một số khó khăn Việt Nam có thể đối mặt khi tiến hành giải quyết

tranh chấp quốc tế

Việc đưa tranh chấp ra một cơ quan tài phán để giải quyết trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia không là điều mới mẻ, trong khu vực cũng có thể chứng kiến những vụ tranh chấp được giải quyết bởi Tòa án quốc tế như tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia và Singapore năm 2003, vụ Đền Preah Vihear giữa Thái Lan và

Campuchia với phán quyết mới nhất vào năm 2013… Đây là một xu hướng văn minh thể hiện thiện chí của các bên trong việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ tuân thủ luật pháp quốc tế, giữ gìn hịa bình, an ninh trong khu vực, không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, có mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, thương mại, đầu tư. Chính vì vậy, mà hầu hết các quốc gia khác đều có phần e dè khi có những hành động làm "phật lòng" Trung Quốc. Trong vụ kiện Trung Quốc đối với tranh chấp ở Biển Đông, Philippines đã chịu những đòn trừng phạt về kinh tế của Trung Quốc. Có thể dự đốn, khi Việt Nam tiến hành khởi kiện, Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa trong lĩnh vực kinh tế, hoặc gia tăng quân sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không tham gia liên minh quân sự với bất kì nước nào, Chính phủ Việt Nam chắc chắn phải có một sự chuẩn bị, tính tốn, cân nhắc rất kỹ lưỡng và thấu đáo, để tránh những tổn thất kinh tế và các lĩnh vực khác ở mức độ thấp nhất, tranh thủ sự hậu thuẫn và ủng hộ mạnh mẽ của công luận quốc tế, và của các cường quốc trên thế giới.

Trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines, để Tòa án Trọng tài đi đến phán

quyết cuối cùng, thời gian theo đuổi vụ kiện có thể sẽ diễn ra khoảng từ 3- 4 nãm.

Khi có phán quyết cuối cùng, giả sử có lợi cho Philippines, Trung Quốc có thể sẽ phớt lờ ý kiến trọng tài dựa trên cơ sở từ chối tham gia vụ kiện, cho rằng tịa án khơng có thẩm quyền xét xử, đồng thời Trung Quốc kiên quyết theo chủ trương không sử dụng bên thứ ba xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông. Vậy nên, Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị tài chính, xây dựng đội ngũ chuyên gia am hiểu luật pháp quốc tế, luật sư giỏi để tham gia vụ kiện này. Trong một chừng mực nhất định, phán quyết cuối cùng của Tịa sẽ có giá trị quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế và cung cấp cơ sở pháp lý cho các bên liên quan trong tranh chấp. Đồng thời, nó sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển, đối với bản thân Luật Biển và cả việc thực thi phán quyết của Tòa án, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp trong vấn đề Biển Đơng.

Tuy có khó khăn nhưng học viên cho rằng Việt Nam cần phải nhanh chóng quyết định khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án, Trọng tài quốc tế để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về hành động pháp lý của Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Hiện nay, dư luận quốc tế và Chính phủ nhiều nước đang ủng hộ Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế. Nếu không tiến hành khởi kiện Trung Quốc, dư luận quốc tế của thể sẽ nghi ngờ về căn cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử về chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Mặt khác, nếu không khởi kiện Trung Quốc về hành vi xâm lấn, dùng vũ lực tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì dường như Việt Nam đã chấp nhận những bước thơn tính tiếp theo của Trung Quốc xuống các đảo ở Trường Sa, cũng như trên các vùng biển của Việt Nam. Mặt khác, không khởi kiện sẽ làm dư luận quốc tế hiểu lầm rằng Việt Nam không thực sự có căn cứ pháp lý vững chắc cho chủ quyền của mình trên biển, gây nên sự nghi ngờ và từ đó làm giảm lịng tin của dư luận quốc tế đối với sự việc. Do đó, nếu khơng đáp lại văn bản này của Trung Quốc bằng việc khởi kiện thì sẽ giảm giá trị pháp lý của đơn kiện Trung Quốc sau này, cũng như tạo cơ hội cho Trung Quốc cơ hội củng cố thêm chứng cứ của mình. Về thủ tục khởi kiện, Việt Nam có thể khởi kiện tại ICJ, ITLOS, PCA và với hồ sơ pháp lý, chứng cứ lịch sử hiện có đầy đủ và nội dung của đơn kiện hợp lệ, có thể khẳng định rằng Việt Nam hồn tồn có đủ năng lực và căn cứ để thắng kiện.

Đồng thời cần kết hợp với việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, hay tranh chấp trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có vị thế bình đẳng lẫn nhau. Cũng không thể loại trừ khả năng, cuộc đấu tranh ngày càng công khai, sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp hoặc chí ít hạn chế các hành động gây hấn, các tuyên bố u sách vơ lý khơng tn thủ UNCLOS 1982. Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý và công luận để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng tại Biển Đông.

KẾT LUẬN

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng phải kể đến đó là Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 33 Hiến chương đã ghi nhận các biện pháp giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, đây được coi là một trong những sự ghi nhận cụ thể nhất và là sự cụ thể hóa ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trên thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế. Không chỉ được ghi nhận cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc, nội dung Điều 33 còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970, Công ước Luật Biển năm 1982,...điều này khẳng định tính chất quan trọng của Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong việc chỉ ra cụ thể các biện pháp giải quyết hịa bình tranh chấp quốc tế. Các biện pháp giải quyết tranh chấp được nêu tại Điều 33 đều có những ưu điểm, nhược điểm và hạn chế nhất định, phụ thuộc vào những yếu tố khách quan, chủ quan của một cuộc tranh chấp, do vậy, việc áp dụng nội dung Điều 33 của Hiến chương trong thực tiễn quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia khi xảy ra tranh chấp là rất khác nhau, các biện pháp giải quyết tranh chấp cần phải được nghiên cứu cụ thể trước khi đưa ra áp dụng trong thực tiễn tranh chấp.

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề rất phức tạp, có liên quan đến nhiều nước trong và ngoài khu vực. Ở Biển Đơng có những tranh chấp liên quan đến 2 nước chẳng hạn như tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay việc phân định những vùng biển chồng lấn giữa các nước liên quan do khoảng cách bờ biển đối diện giữa hai nước không đủ 400 hải lý để mỗi bên có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý của mình theo quy định của Cơng ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (như khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; khu vực biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia; giữa Việt Nam và Indonesia…).

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông trong thời điểm hiện nay, các bên vẫn chưa có một giải pháp cụ thể có thể dung hịa lợi ích của các bên. Các biện pháp hịa

bình giải quyết tranh chấp quốc tế được học viên đề xuất có thể thay đổi hoặc triệt tiêu tùy theo những chuyển biến đột xuất của quan hệ quốc tế. Cịn trong những tư duy hiện nay, thì đó là những biện pháp được áp dụng.

Theo phân tích của học viên tại luận văn này, việc phân xử tại Tồ đối với tranh chấp ở Biển Đơng có thể được coi là biện pháp cơng bằng nhất và tạo cơ sở cho mỗi bên có thể giải thích, trang trải nội bộ của mình. Việc phân xử tại Tồ có thể được sử dụng thơng qua Tồ án Cơng lý quốc tế (ICJ), Tồ án quốc tế về Luật biển (ITLOS) hay bằng những cơ chế khu vực khác. Thực tiễn ở khu vực đã có nhiều tranh chấp được giải quyết tại ICJ như vụ Sipadan - Ligitan giữa Indonesia và Malaysia; vụ Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, Trung Quốc lại luôn phản đối việc giải quyết tranh chấp ở ICJ hay ITLOS mặc dù Trung Quốc có thẩm phán cả ở ICJ và ITLOS. Vì sao như vậy? Cách giải thích duy nhất là vì các u sách của Trung Quốc ở Biển Đơng khơng có cơ sở pháp lý.

Hiện nay, Philippines đang sử dụng cơ chế Trọng tài theo phụ lục 7 của Cơng ước để u cầu Tồ Trọng tài ra phán quyết “đường lưỡi bò” là bất hợp pháp; yêu cầu Toà phán quyết các cấu trúc Trung Quốc đang chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa là đá, chỉ có vùng biển rộng 12 hải lý, khơng có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng. Dường như Philippines đã né tránh được các nội dung liên quan đến những bảo lưu của Trung Quốc để Tồ có thể ra phán quyết về những nội dung trong đơn khởi kiện của Philippines. Do vậy, bất chấp sự phản đối và không tham gia của Trung Quốc, Toà Trọng tài vẫn được thành lập và diễn biến của vụ kiện đang diễn biến theo đúng trình tự quy định của Cơng ước Luật biển 1982.

Có thể nói, vụ kiện của Philippines là một điểm sáng mới trong việc vận dụng các công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; mở ra một cục diện mới cho việc giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế. Tuy nhiên, dù quyết định áp dụng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp nào, Việt Nam cần kiên định lập trường và sự thống nhất liên tục về các căn cứ pháp lý cho vấn đề chủ quyền trên biển Đơng, coi vũ khí pháp lý là thế mạnh và là cơ sở quan trọng nhất khi giải quyết mọi vấn đề tranh chấp trên biển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Chi (1990), Thềm lục địa Những vấn đề pháp lý quốc tế, NXB

Pháp lý, Hà Nội.

2. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến

lược phát triển bền vững, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

3. Nguyễn Bá Diến (2009), Sách chuyên khảo Hợp tác khai thác chung trong Luật biển quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp

trên biển theo Cơng ước Luật biển 1982”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật

học (25), Hà Nội.

5. Lê Dũng- Phát ngôn của của Bộ Ngoại Giao Việt Nam (2008), Về lập trường

và quan điểm của Việt Nam đối với giải quyết tranh chấp Biển Đông, Hà Nội.

6. Hội nghị các Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao ASEAN lần thứ 43(2010), Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao ASEAN lần thứ 43 “Tăng cường các nỗ lực hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động, Hà Nội –

Việt Nam, ngày 19, 20 tháng 07 năm 2010.

7. Keo Pheak Kdey, Phương pháp hịa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, Luận văn tiến sĩ Luật học 2002,Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp

luật.

8. Vũ Mai Liên (2005), “Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình

các tranh chấp quốc tế”, Tạp chí luật học (10).

9. Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt- Trung về hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất – biển – trời Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.

11. Monique Chemillier Gendreau (1988), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa

12. Nguyễn Kim Ngân (2005), “Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và vấn đề duy trì

hịa bình, an ninh quốc tế”, Tạp chí luật học (10).

13. Nguyễn Thị Kim Ngân- ThS Chu Mạnh Hùng (2010), Giáo trình Luật quốc tế

(dùng trong các trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao), NXB Giáo

dục, Hà Nội.

14. Đoàn Thành Nhân (2005), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng bảo an

Liên hợp quốc yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí luật học (10).

15. Nguyễn Hồng Thao (2000), Tịa án Cơng lý Quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Thắng (2007), Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam nhìn từ cơng pháp quốc tế, NXB Tri Thức, Hà Nội.

17. Nguyễn Toàn Thắng (2008), “Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến

Chương ASEAN”, Tạp chí luật học (9).

18. Đặng Minh Thu (2005), Cuộc tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

và các vấn đề pháp lý, Luận văn tốt nghiệp Tiến Sĩ Trường Đại Học Luật Kinh

tế và Khoa học xã hội Paris, Viện Đại học quốc tế.

19. Đặng Minh Thu (2007), “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa, thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu

quốc tế (3).

20. Trần Công Thục (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thuận (2005), “Vị trí của Hiến chương Liên hợp quốc trong hệ

thống pháp luật quốc tế”, Tạp chí Luật học (10).

22. Nguyễn Thị Thuận (2009), “Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với vai trò giải

quyết tranh chấp quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2).

23. Lê Minh Tiến (2007), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Tạp chí luật học (9).

24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.

25. Nguyễn Vũ Tùng (2010), “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: Thực tiễn

26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật biển Việt Nam năm 2012, Hà Nội. 27. Uỷ ban Biên giới quốc gia (2010), Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển

đảo của Việt Nam trên Biển Đông, Hà Nội.

28. Uỷ ban Biên giới quốc gia (2010), Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển

đảo của Việt Nam trên Biển Đông, Hà Nội.

29. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1992), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội

II. Tiếng Anh

30. Chater of the united nation (1945).

31. ICJ (1993) 38, 69 para. 70, 79-81 para. 92.

32. ICJ Rep. 1976, p. 3. The Court was unable to find that the granting of oil exploration licences to the TPOA and the exploration activities of the MTA Sismic I constituted a risk of irreparable prejudice to Hy Lạp 's alleged rights or warranted interim measures of protection.

33. ICJ. Rep, 1962, p. 6.

34. International Court of Justice, North Sea Continetal self case Judment of 20 Febuary 1969, the Huygue 1969, p3.

35. Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig (1997), Sharing

the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 278, p. 62,

87, 99, 143 – 146.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)