Thời kỳ Bắc thuộc và nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê

Một phần của tài liệu Bộ đề vấn đáp lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 53 - 55)

Nhận định 2.01

Chính sách cai trị trong thời kỳ Bắc thuộc mang tính thâm hiểm Nhận định Đúng.

Chính sách cai trị trong thời kỳ Bắc thuộc mang tính thâm hiểm, biểu hiện thơng qua các chính sách sau:

• Tăng cường chính sách cưỡng chế, đàn áp, bót lột và đồng hóa, ngu dân.

• Áp dụng chính sách quan lại thâm hiểm: Dùng người Việt trị người Việt

Nhận định 2.02

Chính quyền Ngơ – Đinh – Tiền Lê mang tính chất quân quản. Nhận định: đúng

Giải thích: Chính quyền Ngơ – Đinh – Tiền Lê mang tính chất qn quản, xuất phát từ các ngun nhân:

• Nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất các thế lực

• Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức qn sự

• Hình thức nhà nước theo chính thể qn chủ tập quyền

• Pháp luật mang tính thiết qn luật: Đầy những cấm đốn và bắt buộc, pháp luật mang tính tàn khốc.

Nhận định 2.03

Pháp luật dân sự và hơn nhân gia đình nhà Lê sơ khơng cho phép con cái có quyền sở hữu tài sản của mình khi cha mẹ cịn sống.

Nhận định Đúng

Theo các Điều 354, 388, 374, 377, 380, 388 – Chế định thừa kế của pháp luật nhà Lê thế kỷ thứ XV hay cịn gọi là bộ Luật Hồng Đức có qui định: Khi cha mẹ cịn sống, khơng phát sinh các quan hệ thừ kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dịng họ.

Nhận định 2.04

Tổ chức chính quyền cấp “Đạo” thời kỳ đầu nhà Lê sơ là đơn vị hành chính theo nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.

Nhận định Sai.

Tổ chức bộ máy thời kỳ đầu nhà Lê sơ mang tính chất quân sự, chính quyền quân quản. Đối với việc tổ chức chính quyền cấp “Đạo” phản ánh sự thỏa hiệp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong giai đoạn đầu của nền độc lập.

Nhận định 2.05

Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã trưởng là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền”.

Nhận định Đúng

Vì theo nội dung của nguyên tắc tản quyền : không tập trung quyền hạn vào một cơ quan, chuyển quyền hạn của cấp trên cho cấp dưới hoặc chuyển từ trung ương xuống địa phương do đó việc cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã trưởng là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền”

Pháp luật hơn nhân gia đình nhà Lê sơ nghiêm cấm quan lại cưới con gái trong địa hạt mính quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích bảo vệ trật tự giai cấp

Nhận định Sai.

Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động đều lấy dân làm quý (gốc). Ông chăm lo chu đáo đến sự ấm no của dân nên qui định cấm quan lại cưới con gái trong địa hạt mình quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích bảo vệ con gái nhà lương dân chứ khơng nhằm mục đích bảo vệ trật tự giai cấp, bảo vệ con gái thường dân tránh sự tùy tiện của quan lại trong việc ép, gả, gán nợ.

Một phần của tài liệu Bộ đề vấn đáp lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w