Khái quát tình hình trồng cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu (aquilaria crassna) (Trang 47 - 49)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cơ bản của rừng trồng cây Dó bầu tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Khái quát tình hình trồng cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước

Nếu như trước đây, đất Tiên Phước được xem là “lãnh địa vàng” của cây Tiêu, thì kể từ thập niên 1990, thêm cây dó cũng chiếm vị quan trọng trong vườn nhà của người dân Tiên Phước. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 3.500 hộ trồng Dó với số lượng hơn 1 triệu cây, diện tích 980 ha, được phân bổ nhiều ở các xã Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp… Nghề trồng Dó bầu đã đem lại những hiệu quả kinh tế cao mà những người nông dân từ bao đời thu nhập manh mún trên ruộng đồng một nắng hai sương khó có cơ hội với tới.

Dó từ 4-5 tuổi có giá 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng, loại cây dó có đường kính từ 15 cm trở lên có thể xử lý ni cấy trầm (1 năm là có thể cho trầm loại 6,7) lên đến chục triệu...thu nhập của nhiều hộ gia đình đã đạt con số hàng trăm triệu đồng trên một năm, vươn lên làm giàu từ chính khu vườn của mình.

Năm 2000, giá mỗi cây con từ 8 đến 10 ngàn đồng giá bán lẻ có khi đến 20-25 ngàn đồng/cây, nhưng cung vẫn không đủ cầu. Vườn ươm cây giống trên địa bàn toàn huyện đã lên con số hàng trăm. Ông Nguyễn Hảo, một lái trầm và ươm giống có hạn cho biết, ngay vụ trồng rừng năm 2000, hơn 4.000 cây Dó bầu vừa ươm đã bán sạch. Chỉ tính riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng dó con. Dó giống khan hiếm, dó có tuổi lại càng hiếm và đắt tiền.

Theo Ngơ Đình Sơn - Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam (2007): “Trong năm 1997-2000: mỗi năm người dân chỉ tạo khoảng vài ngàn cây, chủ yếu là bứng từ rừng tự nhiên về trồng phân tán ở những vùng đất trống, vườn nhà.

Có khoảng 5 vườn ươm (tập trung ở các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ, Tiên Kỳ), mỗi vườn tạo khoảng 20-30 ngàn cây; cây con tạo được mỗi năm trồng tại huyện khoảng 50 ngàn cây, số còn lại bán ra ngoài tỉnh. Ngay trong vụ trồng rừng năm 2001 cây vừa ươm đã bán sạch; riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng Dó con.

Năm 2003-2007: Trên tồn huyện có khoảng vài chục vườn ươm, đa số các vườn ươm này tự gieo tại các hộ gia đình. Số lượng cây con trong những năm này tăng lên đáng kể, trung bình gieo ươm mỗi năm khoảng vài triệu cây.”.

Số liệu thống kê năm 2004 cho thấy khu vực huyện Tiên Phước có 15 xã trồng Dó bầu, tổng diện tích quy đổi là trên 90,0ha.

Bảng 3.1. Số lƣợng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phƣớc, Quảng Nam (2004)

TT Khu vực (xã) Số cây Diện tích (ha)

01 Tiên Lãnh 13.140 11,94 02 Tiên Ngọc 10.758 9,77 03 Tiên Hiệp 4.758 4,32 04 Tiên An 34.374 31,25 05 Tiên Cảnh 3.504 3,18 06 Tiên Mỹ 2.259 2,05 07 Tiên Kỳ 7.722 7.02 08 Tiên Châu 130 0,12 09 Tiên Phong 2.400 2,18 10 Tiên Lộc 2.870 2,61 11 Tiên Lập 4.068 3,70 12 Tiên Thọ 5.159 4,69 13 Tiên Sơn 3.012 2,74 14 Tiên Cầm 3.450 3,14 15 Tiên Hà 2.214 1,93 Tổng 99.728 90,64

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu (aquilaria crassna) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)