NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đấu giá đất của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến năm 2019 cụ thể là Các dự án đấu giá QSDĐ tiêu biểu, đại diện cho giai đoạn 2017 – 2019.
2.1.2. Đối tượng điều tra
Những người tham gia đấu giá QSDĐ (người đã trúng đấu giá và không trúng đấu giá), Cán bộ tại các cơ quan liên quan đến vấn đềđấu giá QSDĐ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phốSơn La, tỉnh Sơn La - Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại 3 dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phốSơn La, tỉnh Sơn La.
- Đánh giá của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và cán bộ chuyên môn về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phốSơn La
- Giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao kết quả cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phốSơn La, tỉnh Sơn La.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả chọn 3 phường có số thửa và diện tích đấu giá nhiều nhất tại tại thành phố Sơn La. Cụ thể với 3 địa điểm như sau:
Dự án 1: Khu quy hoạch hành chính – Phật giáo tỉnh Sơn La (bản Sẳng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) là khu vực cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa phía Đơng Nam thành phốSơn La, là địa bàn đang
trên đà phát triển mạnh mẽ về quy hoạch sử dụng đất, là trung tâm hành chính tương lai của thành phốSơn La (gồm 18 thửa đất).
Dự án 2: Khu quy hoạch kè suối Nậm La (bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) nằm ở trung tâm thành phố Sơn La. Có trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Sơn La nằm trên địa bàn, do vậy nhu cầu vềđất tương đối cao (26 thửa đất).
Dự án 3: Khu quy hoạch dân cư lô 4B – Kè suối Nậm La (tổ9, Phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La). Nằm phía Nam của Thành phố Sơn La, nơi tập trung các chợ và nơi buôn bán sầm uất nhất thành phố Sơn La, có nhiều lô đất đấu giá, với lượng người tham gia đấu rất đông và giá thành khá cao (34 thửa).
Ba dự án trên có kết quả đấu giá và sự thành công của mỗi dự án là khác nhau; Có phương thức đấu giá quyền sử dụng đất khác nhau.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai có liên quan đến cơng tác đấu giá đất trên địa bàn thành phốSơn La, tỉnh Sơn La.
Thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, cơ sở pháp lý, tổ chức thực hiện, kết quảđấu giá. Thu thập các văn bản có liên quan đến cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất và các tài liệu có liên quan. Bên cạnh đó, đề tài cịn tham khảo các tài liệu, thơng tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các tạp chí chuyên ngành.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Đểcó được đánh giá của người dân và cán bộ quản lý đất đai về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tác giả thiết kế phiếu điều tra để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tham gia đấu giá và cán bộ quản lý. Sốlượng các hộ được chọn ngẫu nhiên dựa trên công thức chọn mẫu của Yanme (1976) như sau:
N n =
Trong đó: n: Số lượng phiếu cần điều tra
N: Tổng sốngười tham gia đấu giá QSDĐ.
e: Là sai số cho phép (e = 15%) (Lê Huy Bá, 2006)
Dựa vào công thức chọn mẫu của số lượng mẫu cần điều tra đối với từng dự án là 13, 17, 20. Do đó đề tài phải tiến hành điều tra 50 hộ dân đã trúng đấu giá QSDĐ tại 3 dự án đấu giá đất trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, để đảm bảo việc điều tra được đầy đủ, trung thực cũng như phản ánh được những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Tác giả đã thực hiện điều tra phỏng vấn là 70 người tham gia đấu giá QSDĐ (cả người trúng đấu giá và khơng trúng đấu giá). Ngồi ra đề tài cịn phỏng vấn 30 người cán bộ quản lý trực tiếp thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Sơn La; Phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Sơn La; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sơn La...)
Nội dung phiếu điều tra tập trung vào những vấn đềsau: Thông tin cơ bản về người tham gia đấu giá và cán bộ chun mơn có liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phốSơn La. Các nội dung phỏng vấn đánh giá về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; trong quá trình đấu giá, sau quá trình tổ chức và ý kiến của người được phỏng vấn tham gia đấu giá về: quy trình, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, tính cơng khai, minh bạch, hiệu quả triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất….
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp, thống kê và phân tích trong phần mềm Word, Excel. Kết quả tổng hợp được thể hiện bằng bảng biểu sơ đồ để người đọc thấy được kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Để có được cái nhìn khách quan về cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, là các nhà Khoa học, các nhà quản lý để có căn cứ đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương