Khung phân tích của luận án

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo việt nam (Trang 52 - 54)

Dựa trên cơ sở mơ hình nghiên cứu của Van Reenen, J. (1997) về tác động của thay đổi công nghệ đến số lượng việc làm và mơ hình phân tách tăng trưởng Shapley ở trên, nghiên cứu đã cho thấy cơ chế tác động của công nghệ đến CDCCLĐ.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về sự thay đổi công nghệ bao gồm: giá trị mua công nghệ của doanh nghiệp, đo lường hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D thông qua số lượng bằng sáng chế mà doanh nghiệp thực hiện.

Bên cạnh đó, nghiên cứu với mục đích đánh giá sâu hơn nguồn gốc xuất xứ của việc mua công nghệ và loại cơng nghệ ngành sử dụng là gì. Nên nghiên cứu cũng đưa ra các biến tương tác với biến công nghệ như công nghệ mua ở nước phát triển, công

Thay đổi công nghệ

Thay đổi nhu cầu lao động trong

các ngành

Chuyển dịch cơ cấu lao động

nghệ mua từ các doanh nghiệp Việt Nam và loại công nghệ mua là công nghệ sản xuất tiên tiến và công nghệ truyền thơng tiên tiến.

Ngồi ra, tác động của yếu tố cơng nghệ được mua từ bên ngồi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động R&D của doanh nghiệp. Hoạt động R&D nội bộ có tác động tiêu cực đến việc tiếp thu cơng nghệ bên ngồi của doanh nghiệp (Ki H.Kang, Gil S. Jo & Jina Kang, 2015) hoặc tác động tích cực của yếu tố cơng nghệ tăng theo mức độ nỗ lực R&D của doanh nghiệp, nói cách khác, việc mua cơng nghệ từ bên ngồi là chiến lược bổ sung cho các công ty nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D của doanh nghiệp (Kuen - Hung Tsai & Jiann - Chuyan Wang, 2005 và Ceccagnoli & Higgins, 2008). Vì vậy, luận án cũng đánh giá việc doanh nghiệp vừa mua công nghệ bên ngoài vừa thực hiện hoạt động R&D trong nước tác động như thế nào đến CDCCLĐ và sử dụng biến tương tác giữa mua công nghệ và hoạt động R&D là chỉ tiêu để đánh giá.

Hình 2.2. Khung phân tích tác động của thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ

Bên cạnh các chỉ tiêu đo lường sự thay đổi công nghệ, các biến số tương tác với cơng nghệ tác động tới q trình CDCCLĐ, luận án cũng sẽ đưa các biến số kiểm soát và biến đặc trưng của ngành/ tỉnh có tác động tới q trình CDCCLĐ.

Trên cơ sở phần tổng quan các yếu tố tác động đến CDCCLĐ theo ngành trong chương 1, luận án đưa ra hai nhóm nhân tố. Một là, các nhân tố bên trong đặc trưng

cho ngành đó là: mức độ trang bị vốn, quy mơ lao động của ngành, sự khác biệt về thu nhập giữa các ngành hay loại hình sở hữu của các doanh nghiệp. Đây là các yếu tố tác động đến khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp (Griliches, 1957; Mansfield,

1968). Hai là, các yếu tố từ bên ngồi như: q trình hội nhập kinh tế quốc tế - đo

lường bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu, môi trường và thể chế, chính sách của Nhà nước, v.v. Các yếu tố này được thể hiện trong nhóm biến đặc trưng của ngành/ tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ công nghệ của ngành từ đó tác động đến CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)