Môi trƣờng kinh doanh của công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lotte cinema việt nam đến năm 2018 (Trang 40 - 53)

2.2.1 Môi trường kinh tế Vĩ mô

2.2.1.1 Các yếu tố chính phủ và chính trị

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, đang mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa’, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế củng cố vị thế của Việt nam trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế- xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao trong thời gian tới.

Quốc hội và Chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và hiệu quả, cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cải cách hành chính, cải cách toàn diện nền kinh tế – xã hội, xây dựng mơi trường kinh doanh ngày càng hồn thiện, hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật tiếp tục được xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh. Tuy nhiên tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ cơng chức cịn tồn tại, việc đấu tranh với các tệ nạn này cịn gặp nhiều khó khăn thử thách.

Trong các quan hệ song phương và khu vực bên cạnh những yếu tố tích cực v n còn tồn tại một số bất đồng; Tranh chấp khu vực Biển Đơng cịn tiếp tục diễn biến phức tạp, liên quan đến nhiều nước, chủ quyền lãnh thổ quốc gia v n tiềm ẩn những nguy cơ bị đe dọa. ở trong nước sự chống phá của các thế lực thù địch chưa phải đã chấm dứt. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế chúng ta v n cần phải tiếp tục xây dựng quân đội chính qui, hiện đại đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.2.1.2 Các yếu tố kinh tế

Nước ta đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Tình hình suy thối kinh tế thế giới đã có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có độ mở lớn và tốc độ mở nhanh, do đó dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của thị trường thế giới.

Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2010 của Ngân hàng thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam được xêp hạng 71 trong 187 nền kinh tế được khảo sát, và thăng hạng 18 bậc so với năm trước. Bảng xếp hạng gồm 125 nền kinh tế trên thế giới, riêng thứ hạng của các quốc gia ASEAN được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đề cập qua bản báo cáo về thúc đẩy thương mại trong ASEAN, công bố ngày 3-6-2011

Chỉ số thúc đẩy thương mại (ETI) được WEF đánh giá qua các tiêu chí về tiếp cận thị trường, quản lý biên giới, thủ tục hải quan, dịch vụ vận chuyển, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và môi trường kinh doanh, với sự tham vấn các công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần và vận tải, cùng các chuyên gia thương mại hàng đầu thế giới. Ngồi Singapore giữ ngun vị trí d n đầu bảng xếp hạng (6,06 điểm), Việt Nam (3,96 điểm) là quốc gia duy nhất trong sáu quốc gia thành viên ASEAN cịn lại được xếp hạng có sự thăng hạng trong năm 2010.

Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5.84%; quý II tăng 6.44%; quý III tăng 7.18% và quý IV tăng 7.34% (biểu đồ 4). Tính chung cả năm, GDP tăng 6.78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6.5%), v n thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6.78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.78%, đóng góp 0.47 điểm phần trăm; cơng nghiệp

xây dựng tăng 7.7%, đóng góp 3.20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7.52%, đóng góp 3.11 điểm phần trăm (Hình 2.3).

Hình 2.2: Tăng trƣởng GDP Việt Nam theo qu

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.3 Tăng trƣởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2 - 2010

3.14% 4.46% 4.46% 6.04% 6.90% 5.84% 6.44% 7.18% 7.34% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% Quý I/2009 Quý II/2009 Quý III/2009 Quý IV/2009 Quý I/2010 Quý II/2010 Quý III/2010 Quý IV/2010 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6.7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông nghiệp tăng 2.6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7.6%, dịch vụ tăng 7.5%. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1,160 USD( Hình 2.4).

Hình 2.4 GDP bình quân đầu ngƣời giai đoạn 2 - 2010

Nguồn: IMF Country Report No 06/52, February 2006 IMF Country Report No 10/281, September 2010 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011

Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12.9% so với năm 2009 và bằng khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% và dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch; nhờ đó sớm hồn thành nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng

GDP bình quân đầu người (USD)

402 413 440 492 553 639 724 835 1024 1100 1160 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.

2.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên - xã hội

Việt Nam có vị trí tại trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế Bắc- Nam, và Đơng – Tây, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đơng Nam Á, lãnh thổ có bờ biển dài, có tiềm năng kinh tế biển to lớn. Các yếu tố tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là khá thuận lợi để phát triển nền kinh tế bền vững trong thế kỷ 21. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý phù hợp cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á- Đơng đang chuyển biến theo hướng kết hợp hài hòa giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Sự giao lưu học hỏi với thế giới bên ngoài ngày càng được rộng mở. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật – công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Với qui mô dân số trên 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, thông minh và tràn đầy nhiệt huyết, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hứa hẹn một thị trường tiêu thụ tiềm năng.

2.2.2 Môi trường kinh tế Vi mô

2.2.2.1 Tổng quan ngành Rạp chiếu phim - Cineplex Việt Nam

Mơ hình Cineplex – Cụm rạp chiếu phim đa chức năng xuất hiện vào năm 1957 khi Nathan Taylor mua lại một Rạp chiếu phim ở Ottawa và sau đó chia tịa nhà thành hai rạp : Rạp lớn dành cho phim ăn khách và rạp nhỏ dành cho phim nghệ thuật, hoạt động hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên phải đợi hai mươi năm sau, tầm nhìn của Taylor mới thành hiện thực khi cụm Cineplex đầu tiên trên thế giới với 18 phòng chiếu ra đời ở Toronto, ghi danh mình vào sách Kỷ lục Guinness. Cineplex trở nên phổ biến vào thập kỷ 90 và đây được coi là lần tái cấu trúc lớn thứ ba của

không gian điện ảnh (lần thứ nhất là sự ra đời của phim câm, lần thứ hai là đợt cải tạo đưa âm thanh vào phòng chiếu).

Tuy nhiên, Cineplex của Taylor vào những năm 70 v n còn rất khác so với những gì được biết qua các cụm rạp của MegaStar, Galaxy, và Lotte Cinema ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay một Cineplex hiện đại buộc phải hội tụ đầy đủ ba yếu tố: nhiều phim mới; hệ thống hình ảnh, âm thanh chất lượng cao; các dịch vụ đi kèm phong phú. Mục đích của Cineplex là đem đến cho khán giả một trải nghiệm thật sự thoải mái và tiện nghi, không giới hạn ở bản thân bộ phim, nghĩa là những gì diễn ra trên màn ảnh. Mọi thứ ở Cineplex ngày nay – từ những hành lang treo đầy poster khổ lớn, những đại sảnh lấp lánh ánh đèn neon đủ sắc màu, tất cả đều hướng đến một mục đích chung là đem lại cho khán giả cảm giác thích thú và khuyến khích họ tận hưởng.

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, sự xuất hiện của Cineplex đã dần dần thay đổi thói quen thưởng thức điện ảnh của người Việt Nam, ít nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Cùng với sự đi lên của đời sống, người dân thành phố, đặc biệt là giới trẻ, bắt đầu đòi hỏi cao hơn mỗi khi đi xem rạp. Khán giả khơng cịn bằng lịng với những rạp chiếu bóng cũ kỹ, hình ảnh nhịe nhoẹt, âm thanh méo mó, ghế ngồi kém tiện nghi, thay vào đó khán giả muốn những bộ phim bom tấn từ Hollywood, những màn hình khổng lồ và âm thanh vòm lập thể, đi kèm với từng hộp popcorn thơm phức và từng ly Coca mát lạnh. Và dĩ nhiên là khơng cịn nạn phe vé, điều cực kỳ khó chịu nhưng lại là tất yếu đối với rạp chiếu bóng Việt Nam thời bao cấp.

Đối với khách hàng, ra rạp giờ đây khơng cịn thuần túy là đi xem một bộ phim cụ thể và duy nhất. Với số đầu phim dao động từ bốn đến sáu, khán giả có quyền lựa chọn phim mình sẽ xem sau khi đến rạp, một điều chỉ có ở những Cineplex. Sự thoải mái đặc trưng ở Cineplex đã khiến việc đối với một bộ phận khán giả có đời sống khá giả việc “xem phim gì” trở nên khơng q quan

nước phương Tây cuối thập kỷ 80 khi mơ hình Cineplex được nhân rộng và đem lại thời kỳ hoàng kim cho các rạp phim, trước khi bị DVD và truyền hình cáp lấy mất một phần khán giả. Có độ trễ ba mươi năm so với thế giới, Cineplex ở Việt Nam cịn q mới mẻ và bởi vậy có sức hấp d n mãnh liệt. Với sự ra đời của hàng loạt cụm rạp Đà Nẵng, Biên Hòa, Hải Phòng, cơ hội thưởng thức điện ảnh với điều kiện tối tân nhất đang ở trước mắt người dân những đô thị lớn.

Một đóng góp đáng kể khác của Cineplex là việc giúp khán giả Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những bộ phim mới nhất của điện ảnh thế giới. Nếu như trước kia số đầu phim phát hành ở Việt Nam mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì bây giờ phim mới được cập nhật hàng tuần, trong đó có rất nhiều phim tiếng tăm như Casino Royale, Pirates of the Caribbean, Kungfu Panda. Có rất nhiều lý do khiến mãi cho tới vài năm trở lại đây chúng ta mới có thể nhập phim nhiều và nhanh đến thế, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất là sự xuất hiện của Cineplex. Khoảng mười năm về trước khán giả gần như quay lưng lại với phim rạp, một phần vì cơ sở vật chất tồi tàn và dịch vụ yếu kém, nhưng chủ yếu là vì khơng có gì đáng để xem. Năm 1999 Xác ướp Ai Cập, một bộ phim chỉ vào loại khá của Hollywood, đã gây ra một cơn sốt khi được phát hành ở Việt Nam. Khơng có khán giả nghĩa là khơng có đảm bảo về doanh thu, và sẽ khơng một nhà phân phối nào dám mạo hiểm nhập phim để chịu lỗ ở một đất nước có thị trường quá hẹp, chỉ có dưới 100 phịng chiếu/80 triệu dân (ở Úc con số này là 2000 phịng/20 triệu), và rất ít trong số đó đạt chuẩn quốc tế. Sự ra đời của Cineplex đóng vai trị quyết định khơng chỉ trong việc mở rộng kênh phân phối, mà còn trong việc kéo khán giả đến rạp. Vào giữa năm 2006, thời điểm khởi chiếu chậm hơn nhiều so với các nước khác, nhưng khoảng cách này đã dần được thu ngắn lại. Tình trạng quá tải rõ rệt của MegaStar Hà Nội thời gian vào những năm 2007, 2008 và việc xuất hiện hàng loạt cụm rạp mới là dấu hiệu rõ ràng của sự bùng nổ về cầu của thị trường điện ảnh Việt Nam.

Đóng góp cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng của các Cineplex là mở rộng đầu ra cho phim nội địa. Có một thực tế rất khó phủ nhận

là trước nay phim Việt Nam v n luôn bị coi là kém hấp d n hơn phim nước ngoài. Do vậy các rạp với ít phịng chiếu sẽ buộc phải hy sinh phim nội cho phim ngoại vì lý do lợi nhuận. Nhưng những cụm rạp với trên dưới 10 phịng thì hồn tồn có thể dành một số phòng nhất định cho phim Việt Nam. Hơn nữa, những ưu thế của Cineplex tự thân nó đã có khả năng kéo khán giả đến rạp, và không chỉ phim ngoại mà cả phim nội cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này. Thành công của Dòng máu

anh hùng, Để mai tính, Long Ruồi, Thiên mệnh anh hùng,v..v.. vừa qua là những ví

dụ minh chứng cho khả năng ấy. Mặc dù vị thế độc tơn của phim Hollywood sẽ khó thay đổi, nhưng sự bùng nổ của Cineplex v n là một cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam trong tương lai.

Kể từ khi ra đời, diện mạo của rạp chiếu phim đã không ngừng thay đổi trong cả một thế kỷ qua. Cineplex là một trong những thay đổi mang tính cách mạng, ảnh hưởng đến cách thưởng thức điện ảnh của con người trong hai thập niên trở lại đây, nhưng Cineplex v n chưa phải là tất cả. Điện ảnh thế giới v n cịn những mơ hình mới chưa được giới thiệu ở Việt Nam, như rạp chuyên chiếu phim arthouse (dòng phim thiên về nghệ thuật) hay IMAX.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2002-2010, số lượng phòng chiều phim, doanh thu tại các cụm Rạp đã có những bước phát triễn vượt bậc cá về số lượng l n chất lượng. ( Hình 2.5 ). Để đạt được những bước tiến này, phải kể đến những sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi có trình độ quản lý l n khả năng về vốn và kĩ thuật như Megastar ( Mỹ ), Lotte Cinema ( Hàn Quốc ). Chính vì sự cạnh tranh gay gắt và sự kén chọn của khán giả đã bắt buộc các chủ Rạp chiếu phim trong nước phải thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của ngành.

Hình 2.5 Sơ đồ phát triễn Rạp chiếu phim tại Thủ đơ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Lotte Cinema Việt Nam

2.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh chính của cơng ty TNHH Lotte Cinema

Trong lĩnh vực kinh doanh Rạp chiếu phim ở hai thành phố lớn có tổng cộng 34 thương hiệu khác nhau ,tuy nhiên doanh nghiệp có các yếu tố tương đồng về vốn, kĩ thuật, chất lượng, thương hiệu thì chỉ có hai doanh nghiệp điển hình. Đó là:

- Cơng ty Cổ phần truyền thơng Megastar: Cơng ty có trụ sở chính tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơng ty có hệ thống chín cụm Rạp chiếu phim hiện đại hiện diện ở tất cả thành phố lớn ở Việt Nam và hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lotte cinema việt nam đến năm 2018 (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)