Hoàn thiện Luật phá sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 83 - 84)

Bảng 3.3 : So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CRV

3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệu quả mơ hình phân

3.2.5 Hoàn thiện Luật phá sản

Mục đích của Luật phá sản là tạo lối thoát cho những công ty lâm vào hồn cảnh khó khăn tài chính, khơng cịn khả năng trả nợ. Nhưng trên thực tế, các quy định của Luật này lại quá tập trung vào việc bảo vệ sự công bằng cho các chủ nợ nên thủ tục trở nên phức tạp. Do đó, nhiều cơng ty khi lâm vào cảnh vỡ nợ, phải phá sản thì họ khơng muốn chọn Luật Phá sản để giải quyết. Nếu chọn cách phá sản theo Luật, công ty sẽ đối diện với rất nhiều thủ tục nhiêu khê, rắc rối, khó thực hiện.

Nhưng khó khăn nhất trong q trình giải quyết cơng ty phá sản theo Luật Phá sản đó là những người điều hành công ty dẫn đến phá sản. Thật vậy, theo quy định, chủ công ty phá sản và những người quản lý cơng ty đó sẽ bị Tịa ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý công ty từ một đến ba năm, kể từ ngày công ty bị tuyên bố phá sản.

73

Vì vậy, để Luật Phá sản giúp các cơng ty thì cần phải được chỉnh sửa sao cho Tịa án, cơng ty phá sản, chủ nợ và các nhà đầu tư thấy được rằng phá sản cơng ty là chuyện bình thường trong nền kinh tế lành mạnh. Theo đó, tịa án cần có sự linh hoạt khi xử lý các vụ phá sản, chỉ cần kiểm tra tính hợp pháp của u cầu phá sản, khơng ngại việc vì có những vụ phá sản kéo dài nhiều năm, cần rút gọn quy trình và thủ tục.

Nhưng điều quan trọng là Luật Phá sản phải được chỉnh sửa để các công ty lâm vào cảnh phá sản coi đây là phương thức tốt nhất để giải quyết nợ nần và bảo vệ quyền lợi.

Thực tế cho thấy TTCK Việt Nam trong hơn 12 năm hoạt động, chỉ có duy nhất một CTNY nộp đơn xin phá sản là trường hợp của CTCP dược Viễn Đơng, trong khi đó số cơng ty trên danh nghĩa chưa bị phá sản nhưng thực tế đã gần như bị phá sản và ngừng hoạt động như trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (CAD). Do thiếu dữ liệu công ty phá sản trên thực tế nên trong việc xây dựng mơ hình, Luận văn đã phải sử dụng dữ liệu của các cơng ty có nguy cơ tài chính để làm dữ liệu đầu vào thay cho các công ty bị phá sản được cơng bố chính thức. Việc sử dụng tên gọi “nguy cơ tài chính” thay cho “nguy cơ phá sản” đã được sử dụng cũng làm giảm đi tính nhạy cảm có thể gây ra từ các kết quả của mơ hình. Vì vậy để thuận tiện cho việc nghiên cứu sau này cũng như tạo ra được chuẩn mực trong việc phân loại các CTNY thì việc hồn thiện Luật Phá sản là điều cần thiết vì ngồi các ngun nhân đã phân tích ở trên thì cịn góp phần làm cho các mơ hình nghiên cứu về nguy cơ tài chính được chuẩn hóa và ngày càng gần hơn với các mơ hình nghiên cứu của thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)