Phổ biến kiến thức về nguy cơ tài chính và ý nghĩa của kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 78)

Bảng 3.3 : So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CRV

3.1 Đề xuất ứng dụng mơ hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy

3.1.5 Phổ biến kiến thức về nguy cơ tài chính và ý nghĩa của kết quả

lường nguy cơ tài chính

Việc đo lường và cơng bố thơng tin đo lường nguy cơ tài chính các CTNY là rất cần thiết, tuy nhiên để giúp nhà đầu tư hiểu và sử dụng thơng tin này để phịng ngừa rủi ro khi tham gia đầu tư cũng cần phải có một quá trình nhất định. Để đạt được điều này, trước hết hai Sở giao dịch chứng khoán cần phải phối hợp với các cơng ty chứng khốn để tổ chức các khóa đào tạo về cách sử dụng cơng thức đo lường nguy cơ tài chính cũng như ý nghĩa của kết quả đo lường các CTNY trong việc quản trị rủi ro tài chính. Các nhà đầu tư cần quan tâm đến vai trò của kết quả đo lường nguy cơ tài chính trong việc quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với các danh mục đầu tư của mình.

3.1.6 So sánh kết quả đo lường nguy cơ tài chính các cơng ty niêm yết theo mơ hình MDA với CIC và CRV

So sánh với kết quả đo lường nguy cơ tài chính 98 CTNY giữa mơ hình MDA và CIC trong giai đoạn 2008 – 2010, kết quả cho thấy sự chênh lệch khơng đáng kể ở nhóm cơng ty khơng có nguy cơ 34.35% so với 33.94%. Sự khác biệt xảy ra ở hai nhóm trung gian và có nguy cơ, đáng kể là tỷ trọng cơng ty có nguy cơ theo xếp hạng tín dụng của CIC trung bình trong giai đoạn 2008 - 2010 chỉ vào khoảng 2.45% nhưng theo kết quả đo lường của mơ hình MDA thì cho kết quả

68

bình quân trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều và chiếm tỷ trọng bình quân là 13.27% cao gấp 5.41 lần so với kết quả xếp hạng tín dụng của CIC.

Bảng 3.2: So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CIC

Đơn vị tính: %

Phân nhóm

2008 2009 2010 Trung bình

CIC MDA CIC MDA CIC MDA CIC MDA

Khơng có nguy cơ 39.93 27.55 31.30 40.82 30.60 34.69 33.94 34.35 Trung gian 58.02 58.16 66.20 46.94 66.60 52.04 63.61 52.38 Có nguy cơ 2.05 14.29 2.50 12.24 2.80 13.27 2.45 13.27 Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xếp hạng CTNY của CIC và CRV) So sánh kết quả đo lường nguy cơ tài chính 98 CTNY giữa mơ hình MDA và CRV trong giai đoạn 2010 – 2011, kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể ở cả 2 nhóm khơng có nguy cơ và nhóm trung gian, trong khi đó tỷ trọng trung bình giai đoạn 2010 – 2011 của nhóm có nguy cơ khơng có nhiều khác biệt

Bảng 3.3: So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CRV

Đơn vị tính: %

Phân nhóm

2010 2011 Trung bình

CRV MDA CRV MDA CRV MDA

Khơng có nguy cơ 10.83 34.69 21.81 78.57 16.32 56.63

Trung gian 74.11 52.04 74.82 15.31 74.47 33.68

Có nguy cơ 15.08 13.27 3.36 6.12 9.22 9.70

Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xếp hạng CTNY của CIC và CRV) Như vậy, kết quả đo lường nguy cơ tài chính các CTNY cũng cần phải được tổng hợp, so sánh với các tổ chức đo lường khác nhau và thông báo trên thị

69

trường nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin khách quan cho nhà đầu tư tự kiểm định và tham khảo.

3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệu quả mơ hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các cơng ty niêm tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các cơng ty niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1 Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

Để bảo vệ quyền lợi và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho nhà đầu tư, thì thơng tin tài chính thể hiện qua các BCTC là rất quan trọng và cần thiết. Thông tin cung cấp trên BCTC giúp cho các đối tượng sử dụng có thể đánh giá khái qt tình hình tài chính của cơng ty. Thông tin của BCTC là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào công ty của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các chủ nợ hiện tại và tương lai. Đặc biệt thơng tin trên BCTC chính là cơ sở quan trọng trong việc tính tốn các chỉ số tài chính, ảnh hưởng đến sự chính xác của mơ hình nghiên cứu khi đưa vào thực tiễn.

Để cho các BCTC đảm bảo tính minh bạch, tính trung thực, tính đáng tin cậy, thời hạn báo cáo… thì các CTNY phải nâng cao chất lượng quản trị cơng ty vì theo các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy gốc rễ của gian lận và sai sót của BCTC phần lớn xuất phát từ quản trị công ty yếu kém. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải nâng cao khả năng kiểm tra và giám sát việc thực hiện BCTC. Nhằm thực hiện hiện được vấn đề này thì các giải pháp cụ thể như sau:

Cung cấp thêm thông tin trên thuyết minh BCTC như chi tiết doanh thu bán hàng, doanh thu bán nợ, các khoản giảm trừ doanh thu và chính sách ưu đãi, giảm giá của cơng ty; chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng, doanh thu, chi phí hoạt động tài chính, các khoản vay cần phải thơng tin cụ thể; các khoản nợ phải thu, chi tiết các khoản trích lập dự phòng trong kỳ, các mục lục nêu ra trong thuyết minh BCTC cần phải có đính kèm.

Cần hồn thiện phương pháp kế toán về các khoản đầu tư tài chính. Các CTNY cần đào tạo đội ngũ nhân viên về phương pháp hạch toán các khoản đầu tư

70

theo giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu. Nộp BCTC hợp nhất phải thực hiện nghiêm túc quy định lập và trình bày phương pháp vốn chủ sở hữu trong BCTC hợp nhất.

Các CTNY cần phải sử dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp giảm bớt khối lượng và thời gian xử lý số liệu cho công việc kế toán. Với nhiều phân hệ quản lý của phần mềm như quản lý tài sản, công nợ, danh sách khách hàng… sẽ giúp việc quản lý các khoản mục này dễ dàng, chính xác hơn. Các CTNY có thể yêu cầu nhà cung cấp phần mềm thiết kế theo yêu cầu các biểu mẫu báo cáo và theo quy định của UBCKNN và cơ quan thuế, cách để chiết xuất số liệu từ phần mềm giúp công tác phân tích thuận lợi hợn.

Các CTNY thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cơ quan chức năng như UBCKNN, cơ quan thuế… để tiếp nhận ý kiến về thực trạng cơng tác lập, trình bày BCTC của mình, từ đó đưa ra ý kiến, góp ý cũng như trình bày những khó khăn hiện tại của cơng ty, nhũng quy định, chuẩn mực không rõ ràng làm ảnh hưởng đến cơng tác lập, trình bày BCTC của công ty.

UBCKNN cần tăng cường việc kiểm tra, xử phạt gian lận trong BCTC và phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt. Mặc dù Bộ tài chính đã lường trước được các hành vi vi phạm trong việc lập BCTC có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe khơng cao do mức phạt chỉ dừng lại ở phạt hành chính. Mức phạt hành chính sẽ chưa đủ mức răn đe nếu không truy tố trước Pháp luật đối với các hành vi trục lợi, gian lận trong BCTC gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm tốn độc lập, nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm sốt chất lượng từ bên ngồi đối vối hoạt động kiểm toán độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên độc lập.

3.2.2 Gia tăng số lượng các chỉ số tài chính vào mơ hình phân tích đa biệt

thức

71

Trong các nghiên cứu trước đây về MDA có những nghiên cứu sử dụng hàng trăm chỉ số tài chính và kết quả là mơ hình chọn ra được nhiều biến giải thích nên có độ chính xác cao hơn khi được so sánh với các mơ hình MDA khác.

Để cho mơ hình MDA đạt hiệu quả cao hơn trong phân tích, ngồi việc bổ sung thêm các chỉ số tài chính thuộc 4 nhóm chỉ số tài chính, cần bổ sung các chỉ số về quy mô thị trường và các chỉ số về kinh tế vĩ mô như chỉ số vốn hóa thị trường/GDP, tổng tài sản/GDP... vào mơ hình phân tích.

3.2.3 Xây dựng các chỉ số tài chính trung bình ngành

Các chỉ số tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn quan trọng để so sánh với các chỉ số trong mơ hình MDA trong xây dựng mơ hình đo lường nguy cơ tài chính. Các CTNY sẽ so sánh các chỉ số tài chính của mình với các CTNY trung bình ngành để so sánh và đánh giá tình hình tài chính của mình mạnh hay yếu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu, thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành. Vì vậy cần thiết phải xây dựng các chỉ số tài chính trung bình ngành, khơng những tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm mà cịn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các CTNY trong phân tích tài chính và cải thiện hơn hiệu quả quản lý của công ty.

3.2.4 Ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu

Thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu là vấn đề đã liên tiếp được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông những năm gần đây mà đỉnh điểm của nó là năm 2010. Vấn đề này trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết, với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Tình trạng thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu đã làm nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường và làm cho TTCK mất đi hình ảnh là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2010 đã có 50 trường hợp liên quan đến thao túng thị trường và làm giá cổ phiếu bị phát hiện.

Trên thực tế, kể từ khi TTCK được đưa vào hoạt động đến nay có rất nhiều trường hợp thao túng giá hoặc nghi án thao túng giá được nhắc đến hoặc được truyền tai trong giới đầu tư. Đó là chưa kể đến những vụ sai phạm trong công bố thông tin mà ranh giới giữa sai phạm với thao túng là khá mong manh.

72

Một điểm chung trong hầu hết các vụ thao túng giá chứng khốn nói trên là được phát hiện khá chậm bởi quy trình phức tạp và thanh tra UBCKNN thiếu thẩm quyền, trong khi hình thức thao túng ngày càng tinh vi và đều được xử lý theo khung ở mức có vẻ như chưa đủ răn đe.

Có thể thấy rằng hiện tượng thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu đang thường xuyên diễn ra trên TTCK Việt Nam. Vì vậy việc ngăn chặn hiện tượng này ngoài việc xây dựng khung Pháp lý hoàn thiện để xử lý nghiêm minh, nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát của UBCKNN cịn cần phải xây dựng được một quy trình phát hiện sớm ngay từ đầu hiện tượng này, các quy trình này có thể tham khảo từ các nước có TTCK phát triển sớm như Mỹ, Châu Âu hoặc cũng có thể tham khảo từ các nước Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan.

Ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, làm giá chứng khoán đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, ngồi việc góp phần làm cho TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút được vốn đầu tư mà cịn giúp cho các mơ hình nghiên cứu tài chính có độ chính xác ngày càng cao hơn, cụ thể là mơ hình MDA sẽ đạt được độ tin cậy ngày càng cao hơn trong các nghiên cứu sau này.

3.2.5 Hoàn thiện Luật phá sản

Mục đích của Luật phá sản là tạo lối thoát cho những cơng ty lâm vào hồn cảnh khó khăn tài chính, khơng cịn khả năng trả nợ. Nhưng trên thực tế, các quy định của Luật này lại quá tập trung vào việc bảo vệ sự công bằng cho các chủ nợ nên thủ tục trở nên phức tạp. Do đó, nhiều công ty khi lâm vào cảnh vỡ nợ, phải phá sản thì họ khơng muốn chọn Luật Phá sản để giải quyết. Nếu chọn cách phá sản theo Luật, công ty sẽ đối diện với rất nhiều thủ tục nhiêu khê, rắc rối, khó thực hiện.

Nhưng khó khăn nhất trong q trình giải quyết cơng ty phá sản theo Luật Phá sản đó là những người điều hành công ty dẫn đến phá sản. Thật vậy, theo quy định, chủ công ty phá sản và những người quản lý cơng ty đó sẽ bị Tịa ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý công ty từ một đến ba năm, kể từ ngày công ty bị tuyên bố phá sản.

73

Vì vậy, để Luật Phá sản giúp các cơng ty thì cần phải được chỉnh sửa sao cho Tịa án, cơng ty phá sản, chủ nợ và các nhà đầu tư thấy được rằng phá sản cơng ty là chuyện bình thường trong nền kinh tế lành mạnh. Theo đó, tịa án cần có sự linh hoạt khi xử lý các vụ phá sản, chỉ cần kiểm tra tính hợp pháp của u cầu phá sản, khơng ngại việc vì có những vụ phá sản kéo dài nhiều năm, cần rút gọn quy trình và thủ tục.

Nhưng điều quan trọng là Luật Phá sản phải được chỉnh sửa để các công ty lâm vào cảnh phá sản coi đây là phương thức tốt nhất để giải quyết nợ nần và bảo vệ quyền lợi.

Thực tế cho thấy TTCK Việt Nam trong hơn 12 năm hoạt động, chỉ có duy nhất một CTNY nộp đơn xin phá sản là trường hợp của CTCP dược Viễn Đơng, trong khi đó số cơng ty trên danh nghĩa chưa bị phá sản nhưng thực tế đã gần như bị phá sản và ngừng hoạt động như trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (CAD). Do thiếu dữ liệu công ty phá sản trên thực tế nên trong việc xây dựng mơ hình, Luận văn đã phải sử dụng dữ liệu của các cơng ty có nguy cơ tài chính để làm dữ liệu đầu vào thay cho các công ty bị phá sản được cơng bố chính thức. Việc sử dụng tên gọi “nguy cơ tài chính” thay cho “nguy cơ phá sản” đã được sử dụng cũng làm giảm đi tính nhạy cảm có thể gây ra từ các kết quả của mơ hình. Vì vậy để thuận tiện cho việc nghiên cứu sau này cũng như tạo ra được chuẩn mực trong việc phân loại các CTNY thì việc hồn thiện Luật Phá sản là điều cần thiết vì ngồi các ngun nhân đã phân tích ở trên thì cịn góp phần làm cho các mơ hình nghiên cứu về nguy cơ tài chính được chuẩn hóa và ngày càng gần hơn với các mơ hình nghiên cứu của thế giới.

3.2.6 Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện về xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là một hoạt động khơng thể thiếu được trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng

Cần ra quyết định phê duyệt tăng thêm các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cần nhận thức được rằng việc xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp là vô cùng

74

quan trọng trong thị trường vận hành hiện nay. Do vậy, khung pháp lý dành cho việc thi hành xếp hạng cũng cần phải chặt chẽ hơn. Trước đây, các quyết định chỉ đưa ra nhằm thí điểm việc xếp hạng tín nhiệm và chính thức trao quyền xếp hạng cho CIC mà thôi. Nhưng hiện nay, nhu cầu của việc xếp hạng ngày càng nhiều mà chỉ có mỗi CIC thì chưa có đủ để phục vụ. Chính vì thế, việc ban hành rộng rãi và tăng cường mở rộng các tổ chức xếp hạng là vô cùng quan trọng. Thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng nhiều, mà chỉ có một trung tâm xếp hạng tín nhiệm thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng độc quyền và như vậy hậu quả xấu sẽ khó tránh khỏi. Một thị trường mà xuất hiện độc quyền thì sẽ có nhiều bất cập. Có thể sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)