Biện pháp bảo đảm trong tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29)

1.2.1 .Khái niệm

1.2.6. Biện pháp bảo đảm trong tín dụng cá nhân

Ngồi các khoản cấp tín dụng nhằm mục đích tiêu dùng, có giá trị nhỏ phục vụ cho đối tượng cá nhân là cán bộ công nhân viên đang công tác tại NHTM, các cơ quan, tổ chức, cịn lại các khoản cấp tín dụng cá nhân khác hầu hết đều phải có biện pháp bảo đảm theo chính sách cấp tín dụng của từng NHTM.

Theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 của Việt Nam thì hiện có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng cá nhân hiện nay của các NHTM thường chỉ áp dụng các biện pháp bảo đảm chủ yếu sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và

18

bảo lãnh. Căn cứ theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11, ta có những định nghĩa sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc

sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và khơng chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có

quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

1.2.7 Vai trị của tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân thể hiện vai trị tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thơng hàng hóa; góp phần nâng cao, cải thiện đời sống người dân; cho phép chi tiêu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi đủ khả năng mua của khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

1.2.7.1 Đối với nền kinh tế

Tín dụng cá nhân góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thơng hàng hóa của nền kinh tế.

Tín dụng cá nhân góp phần thực hiện các chính sách vĩ mơ của Chính phủ và NHNN trong từng thời kỳ phát huy hiệu quả, trong điều kiện chính sách kích cầu tiêu dùng, tín dụng cá nhân phát huy vai trị của mình nhằm tăng trưởng kinh tế, kích thích người dân tăng chi tiêu mua sắm, đầu tư kinh doanh…

19

1.2.7.2. Đối với khách hàng cá nhân

Tín dụng cá nhân giúp đáp ứng một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh, tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Qua đó, hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM góp phần nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một kênh vốn dồi dào với chi phí khá thấp so với các khoản vay bên ngồi khác như tín dụng đen, cho vay nặng lãi.

1.2.7.3 Đối với ngân hàng thương mại

Tín dụng cá nhân góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng khách hàng và mang lại nguồn thu cho các NHTM.

Tín dụng cá nhân là một kênh thuận lợi cho các ngân hàng bán kèm, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ, bảo hiểm…đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.3. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM. nhân của NHTM.

Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân được hiểu là sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân, kết hợp với sự tăng trưởng số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và tăng cả về chất lượng dư nợ tín dụng cá nhân (tăng cả chất và lượng) so với tổng dư nợ của NHTM đó hoặc so sánh với sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân của các NHTM khác.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM

Tiêu chí định tính Tiêu chí định lượng Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân Thị phần Kênh phân phối Nợ xấu Lợi nhuận Chiến lược kinh doanh Tính đa dạng của sản phẩm Sự minh bạch, ổn định trong CSTD Chất lượng dịch vụ

20

1.3.1. Về tiêu chí định lƣợng

1.3.1.1 Dƣ nợ tín dụng cá nhân

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân cho biết quy mơ hoạt động mảng tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. tỷ trọng càng cao thì quy mơ hoạt động tín dụng cá nhân càng lớn và ngược lại. Qua chỉ tiêu này ngân hàng sẽ có những chính sách, chiến lược để phát triển mảng tín dụng cá nhân cho phù hợp với quy mô, chiến lược, năng lực của ngân hàng mình. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ cho thấy quy mô về số lượng, chưa cho thấy chất lượng.

Dư nợ tín dụng cá nhân

Tỷ trọng dư nợ TDCN (%) = --------------------------------- x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Bên cạnh đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cũng giúp đánh giá về lượng đối với hoạt động tín dụng cá nhân:

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tốc độ tăng trưởng TDCN (%) = --------------------------------------- x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân qua các năm để đánh giá khả năng cấp tín dụng, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng cá nhân của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại chỉ tiêu càng thấp thể hiện ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và việc thực hiện kế hoạch tín dụng cá nhân chưa hiệu quả.

1.3.1.2 Thị phần tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với cả hệ thống các NHTM trong tổng thể thị trường tín dụng cá nhân, qua đó, NHTM có thể biết được vị trí của mình đang ở đâu, để từ đó có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ

21

hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM đó có dư nợ lớn, số lượng khách hàng nhiều… so với các NHTM khác.

Dư nợ TDCN của một ngân hàng

Thị phần TDCN (%) = ------------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ TDCN của hệ thống

1.3.1.3 Kênh phân phối

Kênh phân phối là một tiêu chí quan trọng để đánh giá quy mơ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Hiện nay, nhờ vào công nghệ, tin học phát triển vượt bậc và việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến nước ngoài vào trong hoạt động ngân hàng đã góp phần giúp cho kênh phân phối và năng lực bán hàng của ngân hàng tăng lên đáng kể. Từ đó ta có thể đánh giá kênh phân phối và năng lực bán hàng của ngân hàng không chỉ ở điểm giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch, quầy giao dịch) mà còn thể hiện thông qua giao dịch qua máy tính có kết nối mạng internet, điện thoại.

Kênh phân phối càng nhiều, càng hiện đại thì uy tín ngân hàng càng cao, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau, càng giữ chân được khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới. Số lượng khách hàng càng lớn thì tiềm năng khai thác càng nhiều, vị thế của ngân hàng được nâng lên và ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu hơn.

1.3.1.4 Nợ xấu

Hiện nay có khá nhiều NHTM Việt Nam sử dụng cả chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, chỉ tiêu nợ xấu vẫn được lựa chọn phổ biến trong các báo cáo của NHTM. Chỉ tiêu nợ xấu bao gồm số tuyệt đối và số tương đối.

Dư nợ xấu tín dụng cá nhân

Tỷ lệ nợ xấu TDCN (%) = ----------------------------------- x 100% Tổng dư nợ tín dụng cá nhân

22

ngân hàng (hay của hệ thông ngân hàng) tại một thời điểm.

Đây cũng là chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân và năng lực quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của một ngân hàng.

Theo quan điểm của nhiều chun gia tài chính trong nước thì thơng thường một NHTM có tình hình tín dụng lành mạnh sẽ có nợ xấu ở mức dưới 3%. Đồng thời theo thông lệ quốc tế, nợ xấu được coi là vẫn an tồn khi khơng quá 5% tổng dư nợ trong trường hợp nền kinh tế phát triển ổn định. Tuy nhiên, một số NHTM trong nước có sự khác biệt về đánh giá nợ xấu, cụ thể là tùy thuộc theo cách phân loại định tính và định lượng của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đảo nợ và cơng tác lập báo cáo nợ xấu của mỗi ngân hàng vẫn còn là những vấn đề cần phải xem xét thêm.

1.3.1.5 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân

Yếu tố khác đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM là lợi nhuận. Cũng như các hoạt động khác của NHTM, hoạt động tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận ổn định hơn so với tổng lãi thu từ tín dụng nói chung hoặc từ thu lãi so với chi phí lãi tính riêng cho hoạt động tín dụng cá nhân. Cụ thể thơng qua công thức:

Lợi nhuận TDCN = thu từ hoạt động TDCN - chi phí hoạt động TDCN

Chỉ tiêu này đánh giá ở mức tương đối hoạt động tín dụng cá nhân trong tổng hoạt động tín dụng hoặc tổng các hoạt động kinh doanh của NHTM. Dựa trên cơ sở đó, giúp NHTM cân nhắc đầu tư vào mảng kinh doanh nào có hiệu quả, có thị phần lâu dài, đồng thời NHTM phải đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh để các chiến lược kinh doanh tín dụng có tính phù hợp và sát với thực tế hơn

1.3.2. Về tiêu chí định tính

1.3.2.1. Chiến lƣợc kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mơ tín dụng cá nhân của NHTM trong giai đoạn trung hoặc dài hạn, liên quan tới việc làm thế nào NHTM có

23

thể cạnh tranh thành cơng trên thị trường tín dụng cá nhân, quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới…

Mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược tín dụng cá nhân hướng tới là lợi nhuận cao, thị phần lớn và có tính bền vững. Nếu một NHTM có chiến lược rõ ràng, hợp lý thì NHTM đó sẽ tập trung được đủ nguồn lực, bộ máy vận hành theo định hướng vạch ra sẵn, có đủ cơng cụ điều hành kinh doanh hữu ích, giúp NHTM quản lý cơng việc và đi đến thành cơng. Ngồi ra, phân tích rõ chiến lược tín dụng cá nhân còn giúp NHTM thấy trước những thử thách, rủi ro, từ đó có những giải pháp quản lý hoặc phòng ngừa.

1.3.2.2. Chất lƣợng dịch vụ khách hàng

Chất lượng dịch vụ trong hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM được hiểu là tất cả những gì mà khách hàng nghĩ rằng đó là dịch vụ NHTM cần phải có để cung cấp cho khách hàng. Tùy thuộc vào từng khách hàng, chất lượng dịch vụ khách hàng có thể là sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu với lãi suất phải chăng, hoặc có thể là việc giải ngân đúng cam kết và cũng có thể là đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua sự hiểu biết cũng như thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng. Chất lượng dịch vụ khách hàng khơng phải là chi phí mà là một món đầu tư có khả năng sinh lợi cao. Nếu NHTM biết dành cho dịch vụ khách hàng vị trí ưu tiên hàng đầu, đầu tư tạo ra dịch vụ khách hàng hồn hảo thì NHTM đó sẽ từng bước tập hợp được một lượng không nhỏ khách hàng trung thành, từ đó tạo ra lợi nhuận to lớn. Khi các khách hàng hài lòng, khơng chỉ bản thân họ quan hệ tín dụng gắn bó hơn với NHTM mà cịn giới thiệu cho người thân, bạn bè… cùng sử dụng sản phẩm tín dụng hoặc sản phẩm dịch vụ khác của NHTM.

1.3.2.3. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng

Sự phong phú, đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân cho thấy mức độ tập trung của ngân hàng vào lĩnh vực này. Một ngân hàng có nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng cá nhân phong phú hơn đối thủ thường là ngân hàng có quy mơ và năng lực

24

cạnh tranh lớn hơn. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng thông qua việc thu hút được nhiều khách hàng hơn, dễ dàng triển khai các sản phẩm mới và kết hợp bán chéo, bán kèm với các sản phẩm của ngân hàng, giúp phát triển sự gắn bó, trung thành của khách hàng, vì một khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì mức độ gắn bó sẽ cao hơn.

1.3.2.4. Sự minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Sự minh bạch trong chính sách tín dụng của một NHTM là sự công khai về thông tin, quy trình, hồ sơ tín dụng và các vấn đề liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thơng tin của khách hàng, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đốn trước được và sự cởi mở của NHTM trong vấn đề cung cấp thông tin.

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng dùng để đánh giá uy tín, thương hiệu của một ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân với khách hàng. Khi bắt đầu mối quan hệ tín dụng cá nhân với ngân hàng khách hàng thường quan tâm nhiều đến lãi suất, quy trình thủ tục cấp tín dụng, hồ sơ. Tuy nhiên chính sự minh bạch, ổn định và kể cả tính tuân thủ pháp luật sẽ làm cho khách hàng cân nhắc có tiếp tục gắn bó với ngân hàng đó lâu dài hay khơng.

Nếu NHTM làm tốt các công tác để tăng tính minh bạch, ổn định trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân, thì sẽ làm cho uy tín, thương hiệu của NHTM tăng lên rất nhiều, tạo điều kiện thu hút tốt khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

1.4 Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của một số NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của một số NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam

Trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội để các nước đang phát triển vận dụng những thành tựu và học hỏi những kinh nghiệm từ các nước phát triển để góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và rất

25

nhiều vấn đề khác... Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam là một nước còn nhiều yếu kém, lạc hậu, tuy nhiên, Việt Nam đang chứng kiến cuộc đua rất khốc liệt trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)