Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) 09/08 2010/09

Lợi nhuận trước thuế

(tỷ đồng) 2.561 2.838 3.102 10,82 9,30 Tổng tài sản (tỷ đồng) 105.306 167.881 205.103 59,42 22,17 Số dư HĐ vốn (tỷ đồng) 91.174 134.502 175.462 47,5 30,45 Tổng dư nợ TD (tỷ đồng) 34.833 62.358 87.195 79,02 39,83 Tổng giá trị CK đang đầu tư (tỷ đồng) 24.442 32.167 46.171 31,61 43,54 Doanh số của hoạt động

kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng)

349.739 3.032.927 2.253.749 767,20 -25,69

Doanh số của hoạt động thanh tốn quốc tế (tỷ đồng)

58.639 55.115 76.587 6,01 38,96

Doanh số của hoạt động chuyển tiền nhanh W.U (tỷ đồng)

2.744 3.279 4.617 19,50 40,80

Số lượng thẻ phát hành

mới (thẻ) 89.053 110.393 164.359 23,96 48,89

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008, 2009 và 2010.

- Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2010 đạt 3.102 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 là 264 tỷ đồng. Mức tăng lợi nhuận trước thuế giai đoạn từ năm 2008 – 2010 đạt trung bình khoảng 10%.

ứng tăng 22,17%) so với năm 2009.

- Trong các năm qua, nguồn vốn HĐ của ACB liên tục tăng. Số dư HĐ tính đến 31/12/2010 là 175.462 tỷ đồng, tăng 30,45% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với trung bình ngành (23%). Thị phần tiền gửi đến ngày 31/12/2010 chiếm 6,34%, tăng 1,34% so với cuối năm 2009 mặc dù ACB khơng cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất HĐ một cách quyết liệt ở nhiều thời điểm.

- Tổng dư nợ CV của ACB tính đến 31/12/2010 là 87.195 tỷ đồng, tăng 39,83% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 27,65%. E ngại tăng trưởng TD nĩng cĩ thể ảnh hưởng đến chất lượng TD, an tồn vốn và thanh khoản là lý do khiến Cơ quan xếp hạng TD nổi tiếng thế giới Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm của ACB vào tháng 8 năm 2010. Mức đánh giá này theo quan điểm ACB và cá nhân tơi là chưa chính xác: thứ nhất, cĩ sự khác biệt của hệ thống NH VN so với chuẩn quốc tế; thứ hai, do nguồn dữ liệu được phân tích thiếu chính xác, bởi Fitch Ratings lấy số liệu từ các phương tiện truyền thơng đại chúng; và cuối cùng, Fitch Ratings chưa tính đến yếu tố mùa vụ (Tết) tại VN khi cho rằng tăng trưởng 20% trong 4 tháng cuối năm là quá nĩng.

- Tính đến 31/12/2010, tổng giá trị đầu tư vào CK các loại của ACB là 46.171 tỷ đồng (trong đĩ trái phiếu của các NHTM nhà nước chiếm xấp xỉ 70%, trái phiếu chính phủ chiếm 20%, cịn lại là các tổ chức kinh tế trong nước).

- Doanh số của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đến 31/12/2010 đạt 2.253.749 tỷ đồng.

- Thanh tốn quốc tế là một SP truyền thống của ACB, đĩng gĩp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của ACB. Trong những năm gần đây, lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định, kết quả là năm 2009, doanh số đạt 55.115 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2008 (58.639 tỷ đồng). Năm 2010, doanh số đạt mức 76.587 tỷ đồng.

- Hoạt động chuyển tiền nhanh Western của ACB cũng đạt hiệu quả khá cao, tăng nhẹ qua các năm. Năm 2008 đạt 2.744 tỷ đồng, năm 2009 đạt 3.279 tỷ đồng và năm 2010 đạt 4.617 tỷ đồng.

- ACB cũng là một trong những NH VN đi đầu trong việc giới thiệu các SP thẻ quốc tế tại VN (Visa và MasterCard). Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu thanh tốn nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành thẻ TD đồng thương hiệu cho KH nội địa. Kết quả là số lượng thẻ phát hành mới của ACB luơn tăng đều qua các năm. Năm 2009, số lượng thẻ do ACB phát hành mới đạt 110.393 thẻ, tăng 24% so với năm 2008; Năm 2010, số lượng thẻ phát hành mới đạt 164.359 thẻ, tăng 48,89% so với năm 2009 (xem bảng 2.1).

Bảng 2.2: Nợ xấu của ACB giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư nợ xấu (tỷ đồng) 308,715 254,680 292,806

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,89 0,41 0,34

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008, 2009 và 2010.

- Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB liên tục giảm qua các năm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,89%, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu giảm hơn phân nửa, cịn 0,41% và năm 2010 chỉ cịn 0,34% (tương đương 292,806 tỷ đồng) (xem bảng 2.2). Với kết quả này, ACB tiếp tục là NH duy nhất

trong nhĩm các NHTMCP hàng đầu cĩ tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng TD của ACB tiếp tục được khẳng định.

Bảng 2.3: Tỷ lệ an tồn vốn của ACB giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tỷ lệ an tồn vốn (%) 12,44 9,74 10,6

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008, 2009 và 2010.

- Ngồi ra, tỷ lệ an tồn vốn của ACB luơn cao hơn tỷ lệ quy định (9%). Cụ thể, năm 2008, tỷ lệ này đạt 12,44%, năm 2009 đạt 9,74%. Năm 2010, tỷ lệ an tồn vốn đạt cao hơn 0,86% so với năm 2009 và cao hơn 1,6% so với quy định của NHNN mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH tiếp tục gia tăng (xem bảng

Bảng 2.4: Chỉ tiêu về lợi nhuận của ACB giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE) (%) 36,7 31,8 28,9 Lợi nhuận trước thuế/TTS bình quân (ROA) (%) 2,6 2,1 1,7

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008, 2009 và năm 2010.

- Về mặt lợi nhuận, năm 2010, ACB đạt 3.102 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 264 tỷ đồng so với năm 2009 và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, năm 2010, chỉ số ROA của ACB tiếp tục đạt xấp xỉ 2% và ROE đạt 28,9%. (xem

bảng 2.4). Tuy nhiên, các chỉ số này giảm nhẹ so với năm 2009 một phần là do vốn

chủ sở hữu tăng và quy mơ tổng tài sản tăng nhanh hơn tăng về lợi nhuận.

- Về vốn NH, trong năm 2010, ACB đã hồn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.563 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB cĩ tổng cộng 937.696.500 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thơng. Đến 31/12/2010, ACB cĩ mức vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất NHTMCP VN.

- Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan năm 2010, ACB đã tạm ứng cổ tức năm 2010 đợt 2 bằng tiền mặt 700đ/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2010. - Một thành tựu nổi bật nhất mà ACB đã đạt được trong năm 2010 bên cạnh việc hồn thành các mục tiêu về quản lý, tăng trưởng và lợi nhuận, là ACB là NH đầu tiên nhận được cùng lúc 5 danh hiệu uy tín: NH cĩ DV thanh tốn vượt trội năm 2010, NH vững mạnh nhất VN năm 2010, NH tốt nhất VN năm 2010, NH nội địa tốt nhất VN năm 2010 và NH tốt nhất VN, lần lượt do 5 tạp chí tài chính NH uy tín trên thế giới: The Asset, The Asian Banker, Global Finance, Asiamoney và FinanceAsia trao tặng. Thị phần HĐ và CV của ACB đến ngày 31/12/2010 cũng đã tăng lần lượt là 1,34% và 0,4% so với cuối năm 2009.

- Ngồi ra, ACB cịn hồn thành chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại KPP để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, tưởng

thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2010 lượng nhân viên tồn hệ thống NH chỉ tăng 21 người, tương đương tăng 0,3% so với năm 2009, nhưng quy mơ kinh doanh của ACB tăng từ 30% đến gần 50% ở tất cả các chỉ tiêu chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)