I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ những kết quả đạt được nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
1. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chú việc đổi mới phương pháp cho phù hợp với việc tích cực đổi mới của học sinh, kích thích việc năng động sáng tạo ở học sinh. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lịng thương yêu, quan tâm tới học sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy.
2. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình từng bài dạy, sách giáo khoa, xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp.
3. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài dạy, chuẩn bị tốt các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả, tạo khơng khí lớp học thoải mái
4. Kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học chú trọng việc tạo điều kiện cho các em thực hành tạo hứng thú học tập ở các em.
5. Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về tốn học thơng qua nghiên cứu các tài liệu và cũng cần tìm hiểu kĩ về đối tượng học sinh của mình để có những biện pháp thích hợp hay tạo những hình ảnh minh họa hấp dẫn các em có tư duy đúng hướng.
II.KẾT LUẬN:
-Tơi nghĩ ở nhà trường tiểu học nói chung và nói riêng là từng giáo viên nào cũng vậy, với yếu tố hình học trong chương trình mơn Tốn 5 nếu ta có đầu tư và tạo điều kiện cho các em tham gia thực tế, kích thích được sự hứng thú học tập ở các em thì sẽ đạt được kết quả mong muốn.
-Nâng chất lượng cho học sinh là một yêu cầu cần thiết, nhưng chất lượng có nâng được hay khơng chính là do chúng ta có quyết tâm để đầu tư hay khơng? Có chịu khó tìm hiểu để thấy được những vướn mắc, những khó khăn, những lý do thực tế đưa đến tình hình chất lượng khơng cao ở các em hiện nay hay không ?
-Chúng ta cũng đã biết ở lứa tuổi các em, nhất là với yếu tố hình học trong mơn Tốn thì những hình ảnh thực tế để mở ra tầm nhìn mà nâng dần hiểu biết. Nói cách khác để truyền thụ kiến thức cho học sinh tiểu học thì những giờ thực hành, dụng cụ trực quan rất cần thiết, phải nói là khơng thể thiếu được. Cho nên việc tổ chức cho các em những buổi thực hành, tham gia những buổi sinh hoạt thực tế kết
hợp cùng sự đổi mới về phương pháp một cách thích hợp là ta đã kích thích ở các em sự hứng thú học tập. Có được sự ham thích học tập như thế, tơi nghĩ rằng chất lượng sẽ có những chuyển biến tốt đẹp đúng theo sự mong muốn của chúng ta. - Dạy các yếu tố hình học Tốn 3 là dạy khái niệm, biểu tượng hình học. Cho nên sau khi hình thành khái niệm, biểu tượng giáo viên phải cho học sinh luyện tập thực hành với các dạng bài tập (vẽ hình, nhận dạng hình, xếp ghép hình, đếm hình) nhằm củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh. Mặt khác cần cho học sinh tự liên hệ biểu tượng, khái niệm hình học với thực tiễn đời sống. - Như vậy để học sinh học toán đạt kết quả khả quan thì người giáo viên cần có phương pháp dạy học thích hợp, phải có lịng u nghề, mến trẻ tích cực học tập đồng nghiệp, tìm tịi nghiên cứu sáng tạo. Có như vậy thì việc lĩnh hội của học sinh chủ động sáng tạo hơn. Tất cả các em đều tham gia vào hoạt động học. Nhận thức không lệ thuộc vào giáo viên hướng dẫn mà tự mình đạt tới nội dung bài học. - Nói tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy tốn nói chung nội dung hình học nói riêng là việc làm thường xuyên với giáo viên vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự cân nhắc lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, để đạt được yêu cầu, kiến thức của bài dạy. Muốn vậy mọi giáo viên cần phải:
- Kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, quan sát, thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, thực hành luyện tập, ...
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phải gợi ý, gợi trí tị mị của các em để các em tự khám phá kiến thức mới. Ngơn ngữ, kiến thức của giáo viên cần chính xác và phong phú.
- Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết. Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp. - Tổ chức cho học sinh liên hệ khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới.
- Những bài có nội dung thực hành giáo viên tổ chức cho học sinh tự động, tự do thao tác trên hình để tìm ra kết quả, tránh áp đặt hay làm thay học sinh.