2.3. Thực trạng thanh khoản của SCB qua các chỉ số
2.3.6. Tỷ trọng huy động vốn trên thị trƣờng 1 và thị trƣờng 2
Bảng 2.10: Tỷ trọng nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nguồn vốn huy động thị trƣờng 1 33,869,109 69.37 43,998,830 81.08 38,931,979 52.08 Nguồn vốn huy động thị trƣờng 2 14,958,013 30.63 10,268,721 18.92 35,826,636 47.92 Tổng nguồn vốn huy động 48,827,122 100 54,267,551 100 74,758,615 100
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2009 đến năm 2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của SCB tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn huy động trên thị trƣờng 2 ở mức khá cao so với các ngân hàng khác. Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn từ dân cƣ và tổ chức kinh tế, sử dụng nguồn vốn này để cho vay và đầu tƣ. Tuy nhiên SCB đã
lợi dụng nguồn vốn trên thị trƣờng 2, thƣờng là nguồn vốn ngắn hạn, chi phí vốn cao để phục vụ cho hoạt động cho vay. Khi hệ thống ngân hàng cùng gặp khó khăn, các tổ chức tín dụng sẽ đồng thời rút vốn đang gửi hoặc cho vay SCB, trong khi nguồn vốn sử dụng cho vay và đầu tƣ dài hạn chƣa thu hồi đƣợc sẽ gây áp lực thanh khoản cao cho SCB.
Năm 2009 tình hình thanh khoản của SCB ln ở mức báo động, vì vậy mà SCB buộc phải vay nhiều từ thị trƣờng liên ngân hàng, trong đó có khoản vay 3.000 tỷ từ NHNN, tỷ trọng huy động trên thị trƣờng 2 chiếm 30.63% tổng huy động vốn. Năm 2011, do thanh khoản của SCB không tốt nên vốn vay trên thị trƣờng liên hàng tăng lên đáng kể so với năm trƣớc, nguồn vốn huy động trên thị trƣờng 2 chiếm 47.92% tổng nguồn vốn huy động là do các khoản vay của NHNN và các TCTD khác để đảm bảo nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng.