Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh (59) (Trang 66 - 67)

II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ

Kết luận và kiến nghị

Chợ là một loại hình thương mại có từ rất lâu đời của nước ta, nó đang nắm thị phần chủ yếu trong kênh phân phối hàng hố của tồn xã hội, nó vẫn là nơi giao lưu bn bán duy nhất của một số địa phương trong nước ta. Trên đại bàn quận Cầu Giấy hiện nay hàng hoá đên với người tiêu dùng thông qua hệ thống chợ vẫn chiếm tới 50%, còn lại là qua các kênh phân phối khác. Do đó, cần phải phát triển mạng lưới chợ ở nước ta nói chung và trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng là một việc làm rất cần thiết, tiến tới từng bước xã hội hoá trong hoạt động chợ.

Để thực hiện được mục tiêu đó việc chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ rất quan trọng, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, xây dựng, kinh doanh và quản lý chợ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá vội vàng trong khi triển khai thực hiện, mà phải làm một cách tuần tự, phù hợp, thí điểm một số, tổng kết rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng triển khai trên tồn Quận. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quy mơ của mỗi loại chợ mà lựa chọn một mơ hình tổ chức quản lý thích hợp, chứ khơng nên chỉ rập khn một cách máy móc. Nếu khơng chúng ta sẽ khơng tránh khỏi những thất bại.

Căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển mạng lưới chợ ở quận Cầu Giấy hiện nay, em xin có một số kiến nghị sau:

1. Kiến nghị với Nhà nước.

Một là, việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà nó cịn mang tính chất xã hội, nó cịn rất mới mẻ ở nước ta.Do đó, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ như:

- Nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư, xây dựng chợ.

- Áp dụng mức thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức hiện hành áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác hay miễn thuế trong một thời gian nhất định cho doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh chợ

Hai là, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ, chế độ lương đối với cán bộ quản lý chợ như chính sách lương, chính sách thi đua khen thưởng… để tạo động lực đối với cán bộ quản lý chợ bởi vì mức lương hiện nay của cán bộ quản lý chợ là quá thấp, đồng thời khơng có chế độ đãi ngộ nào.

2. Kiến nghị trên địa bàn Quận

Kiến nghị này đưa ra nhằm điều chỉnh các hoạt động xảy ra trực tiếp hàng ngày của các chợ. Từ những hạn chế trong quá trình hoạt động của các chợ hiện nay, các chợ không thể ngồi đợi hướng giải quyết từ cấp trên ban hành, như thế thì quá lâu, thiếu chủ động và có thể có những hạn chế nhất định, khơng phù hợp với tình hình thực tế của mỗi loại chợ khác nhau:

- Mỗi chợ nên thành lập một tổ kiểm tra các hoạt động cũng như vi phạm của các hộ kinh doanh, cho phép tổ kiểm tra này có quyền xử phạt hành chính, tạm dừng hoạt động kinh doanh của các sạp hàng vi phạm (ví dụ, vi phạm về phòng cháy chữa cháy, vi phạm về hành vi thương mai…).

- Mỗi chợ cần thiết phải có một dịch vụ cân đo, kiểm tra chất lượng..., và trực tiếp ở mỗi địa điểm này, phải có một cán bộ quản lý chợ đứng ra để thực hiện các công việc này nếu khách hàng có yêu cầu. Dựa trên kết quả thực tế, nếu có phát hiện sai sót đáng kể của ngưịi bán hàng, họ có thể ngay lập tức yêu cầu người mua đưa đến chỗ người bán vi phạm, người quản lý sẽ lập tức lập biên bản, xử lý ngay hành vi gian lận bằng những hình thức theo Nội quy, quy định của chợ. Công việc này tạo nên sự liên tưởng của khách hàng khi đến với chợ, tạo ra người bán sự tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thương mại tại chợ.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh (59) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w