6. Kết cấu báo cáo
4.1.1. Nhóm giải pháp nhằm hồn thiện thể chế mơi trường kinh doanh,
cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển xuất nhập khẩu bền vững
Một là, cần đổi mới nhận thức và tư duy của các nhà quản lý, hoạch định
chính sách phát triển xuất nhập khẩu, thật sự nhìn nhận tính cấp thiết và tầm quan trọng quyết định của việc phát triển xuất nhập khẩu bền vững.
- Cần có cách tiếp cận mới trong hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách phát triển xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở khoa học để thuyết phục, phù hợp hơn, đồng thời cần xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn, nhất qn, tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định, đồng bộ để thúc đẩy phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội theo nguyên tắc cơ chế thị trường, hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế.
- Đổi mới tư duy quản lý, chuyển từ tư duy hành chính, mệnh lệnh sang tư duy kinh tế - kỹ thuật, vận dụng một cách phù hợp các quy luật vận động của kinh tế thị trường, các đòn bẩy kinh tế để quản lý sản xuất và phát triển xuất khẩu, quản lý nhập khẩu một cách hiệu quả. Trong tư duy chính sách phải nhất quán quan điểm thúc đẩy chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế từ chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên, sức lao động là chủ yếu, sang phát triển theo chiều sâu dựa trên các yếu tố năng suất, chất lượng và hiệu quả, chú trọng nâng cao giá trị gia tăng, đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh xuất khẩu, tiến tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
- Cần thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hạn, tổng thể về phát triển xuất nhập khẩu bền vững, khắc phục tư duy thiển cận, tư tưởng nhiệm kỳ, cục bộ, địa phương trong quản lý nhà nước về phát triển xuất nhập khẩu, chú trọng thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có tính đến việc tăng cường tham gia các khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, xây dựng thương hiệu uy tín cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các FTAs thế hệ mới, cần có tư duy toàn cầu dựa trên cách tiếp cận toàn diện và tổng thể, trên cơ sở thực thi hiệu quả các cam kết nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế các thách thức, hài hòa hóa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước với các quy định quốc tế, từ đó nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường nhập khẩu.
- Nên bắt đầu một quy trình hoạch định chính sách phát triển xuất nhập khẩu bền vững với việc thiết lập kênh giao tiếp hiệu quả với doanh nghiệp, thông qua các hiệp hội ngành hàng, các diễn đàn doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, các nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính phủ cần thường xuyên lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp, nắm rõ các doanh nghiệp cần gì và từ đó hoạch định chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất nhập khẩu. Đôi khi, các doanh nghiệp hoặc nhà khoa học có thể tự vạch ra một chiến lược phát triển riêng cho ngành và trình Chính phủ, qua đó Chính phủ có thể hiểu các doanh nghiệp muốn gì và doanh nghiệp cũng chủ động với các chính sách Chính phủ hoạch định, từ đó đảm bảo tính khả thi của chính sách chứ khơng đơn thuần chỉ là một văn bản mang tính mệnh lệnh, hành chính của Nhà nước.
Hai là, đối với vấn đề thể chế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước cùng phát triển.
- Trước hết, tiến hành cải cách thể chế một cách thực chất, nghiêm túc, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư trong sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp trong nước. Cần bám sát những nhiệm vụ trong Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục tập trung vào cơng tác hồn thiện hệ thống thể chế của bộ máy hành chính nhà nước đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo mơi trường thơng thống cho đầu tư phát triển gắn với nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp một cách mạnh mẽ hơn.
- Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu ở mọi công đoạn, mọi khâu liên quan tới việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu, đặc biệt là các thủ tục về thanh tra, kiểm tra tài chính, thuế, hải quan và các quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, thủ tục về thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch các ngành sản xuất công nghiệp... Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy sự hài lòng của người dân,
doanh nghiệp làm trung tâm và là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan, nâng cấp hạ tầng mạng và trang thiết bị hải quan điện tử, đồng thời, xem xét quy định cụ thể về việc cung cấp và chứng thực chữ ký số để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với mục tiêu giảm thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp và tiết kiệm thời gian trong thông quan hàng xuất nhập khẩu, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS), nâng cấp và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, giải quyết các vướng mắc về thủ tục khai báo hải quan qua hệ thống VNACCS/VCIS… nhằm thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia, tránh hiện tượng ứ đọng các container hàng hóa, nhất là hàng nông sản tại hải quan cửa khẩu gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu về thời gian, nhân lực và chi phí.
- Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; giải quyết hài hòa mối quan hệ nhà nước - thị trường trong quản lý, điều hành nền kinh tế, tạo bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo cơ chế thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc kinh tế thị trường, xây dựng đồng bộ các loại thị trường để nhanh chóng có một nền kinh tế thị trường đầy đủ theo cam kết WTO, trong đó trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, tiếp tục xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, hình thành thị trường nhân lực chất lượng cao và tạo bước đột phá trong phát triển thị trường khoa học - cơng nghệ.
- Tăng cường điều phối hợp tác chính sách giữa các Bộ, ban ngành, giữa Chính phủ và chính quyền địa phương và liên Chính phủ trong các điều ước và thỏa thuận quốc tế liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu bền vững, đặc biệt là các cam kết về cải thiện môi trường kinh doanh, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và hài hòa hóa các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng hàng hóa, các thỏa thuận về lao động, mơi trường và chống biến đổi khí hậu trong các FTAs.
- Bên cạnh đó, cần có quy trình và cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá sự phù hợp, tác động, chất lượng của chính sách, cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi chính sách, trong đó hết sức chú trọng đến tính minh bạch và giải trình trong xây dựng và thực thi chính sách.
Ba là, đối với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia trên thế giới, thông qua thực thi hiệu quả cam kết trong các hiệp định FTA song phương, đa phương và các FTA thế hệ mới, theo đó cần:
- Tăng cường nghiên cứu các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế trong q trình hoạch định chính sách. Cần hết sức coi trọng cơng tác theo dõi, bám sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế để từ đó có những phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, bảo đảm cho quá trình hội nhập hiệu quả và bền vững hơn.
- Tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện các FTA đã có hiệu lực, tận dụng tốt hơn các cơ hội và hạn chế thách thức từ các hiệp định FTA đã ký kết để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, thực hiện mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác kinh tế toàn diện với các nước, tạo dựng vị thế chiến lược của quốc gia trên trường quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa Việt Nam với các nước. Tăng cường hợp tác với các nước khác có cùng mặt hàng xuất khẩu (gạo với Thái Lan, cà phê với Indonesia, Braxin, hạt tiêu với Ấn Độ…) để tăng cường hiệu quả xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.
- Tiến hành rà soát, đàm phán và ký mới các hiệp định về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau của các sản phẩm xuất khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước.
- Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các lớp tập huấn tại một số địa phương cho cộng đồng doanh nghiệp để phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức từ các hiệp định FTA, từ đó tận dụng các ưu đãi, thực hiện tốt các cam kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi
trường trong hoạt động xuất nhập khẩu; nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên và hệ sinh thái tự nhiên; có giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững.
- Trước hết, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp và người sản xuất, hộ nông dân trong việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo xây dựng và vận hành một hệ thống phân phối xanh từ sản xuất đến lưu thông phân phối, tiêu dùng và thải bỏ.
- Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ mơi trường và hồn thiện các chính sách, chế tài xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong mọi khâu của quy trình phân phối, xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như trong q trình sản xuất nơng nghiệp từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc đến vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu và trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, từ chọn nguyên liệu đầu vào, vận hành máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất, đến tiêu dùng và xử lý rác thải, chất thải công nghiệp, đảm bảo phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Trong khâu xét duyệt, thẩm định và triển khai, vận hành dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp
nói chung và mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói riêng, phải rà sốt thật kỹ báo cáo đánh giá tác động mơi trường, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường để có biện pháp điều chỉnh và xử lý kịp thời.
- Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên và hệ sinh thái tự nhiên, tiếp tục thực hiện các đề án, dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi, hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn các kiểu gen quý đặc trưng, các giống loài cây quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ phát triển xuất khẩu bền vững.
- Các Bộ, ban ngành Trung ương cần sớm ban hành cơ chế phù hợp, phân cấp rõ trách nhiệm đối với các địa phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường; tiến hành nghiên cứu các đề án đối phó với biến đổi khí hậu, điển hình là các chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường đầu tư từ ngân sách và thu hút các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống nước biển dâng để bảo vệ các vùng sản xuất nông nghiệp tại các vùng mặn xâm nhập nặng, kể cả tại các vùng đồng bằng. Cần nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu một cách bài bản và đầu tư nghiên cứu về giống cây trồng, giống rau, cây ăn quả phù hợp, có khả năng thích ứng với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra và trong tương lai, từ đó tạo nguồn cung ổn định cho xuất khẩu.
- Tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược “cơng nghiệp hóa sạch” thơng qua rà sốt, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài ngun đất và khống sản; khuyến khích thực hiện xanh hóa sản xuất, phát triển