Biến quan
sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Tƣơng quan biến - tổng Alpha nếu loại biến Bản chất công việc : Cronbach’s Alpha = 0,682
CV1 7.69 1.394 0.512 0.567
CV2 7.78 1.478 0.483 0.605
CV3 7.82 1.340 0.493 0.594
Thu nhập: Cronbach’s Alpha = 0,844
TN1 10.59 5.075 0.667 0.807
TN2 10.51 5.009 0.719 0.785
TN3 10.63 4.740 0.720 0.783
TN4 10.45 5.365 0.612 0.829
Sự ổn định, an tồn trong cơng việc: Cronbach’s Alpha = 0,702
OD1 15.3 4.979 0.412 0.678
OD2 14.86 5.427 0.473 0.650
OD3 15.15 4.456 0.528 0.623
OD4 14.81 5.406 0.486 0.645
OD5 14.9 5.600 0.425 0.667
Lãnh đạo: Cronbach’s Alpha = 0,856
LD1 15.58 6.582 0.681 0.824
LD2 15.64 6.62 0.710 0.817
LD3 15.69 6.459 0.704 0.818
LD4 15.71 7.143 0.570 0.851
LD5 15.73 6.420 0.692 0.821
Cơ hội đào tạo phát triển và thăng tiến: Cronbach’s Alpha = 0,795
PT1 11.47 3.513 0.563 0.764
PT2 11.55 3.491 0.620 0.738
PT3 11.74 3.129 0.681 0.704
PT4 11.8 3.427 0.562 0.766
Chính sách đánh giá nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0,839
CS1 15.85 5.442 0.578 0.826
CS2 15.6 4.810 0.727 0.782
CS3 15.47 5.735 0.640 0.808
CS4 15.5 5.841 0.602 0.818
CS5 15.48 5.462 0.687 0.795
Quan hệ đồng nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,865
DN1 12.09 3.212 0.768 0.808
DN2 12.02 3.200 0.744 0.816
DN3 12.06 3.154 0.749 0.814
DN4 12.15 3.287 0.610 0.873
Điều kiện làm việc: Cronbach’s Alpha = 0,767
ĐK1 11.95 3.077 0.538 0.730
ĐK2 11.58 2.771 0.679 0.647
ĐK3 11.64 3.178 0.636 0.678
ĐK4 11.75 3.681 0.435 0.775
Sự thỏa mãn đối với công việc: Cronbach’s Alpha = 0,861
TM1 16.41 5.349 0.651 0.839
TM2 16.24 5.402 0.708 0.826
TM3 16.47 4.745 0.700 0.829
TM4 16.35 4.924 0.741 0.815
5.2.1. Kết quả phân tích Cronbach s Alpha
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu. Hệ số này thường được dùng để đo lường mức độ chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo có sự tương quan với nhau. Tác giả tiến hành kiểm định từng thành phần trước khi phân tích nhân tố. Biến có hệ số tương quan biến - tổng < 0,4 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994). Kết quả Cronbach’s Alpha của 8 khái niệm yếu tố tác động vào Sự thỏa mãn được trình bày ở Bảng 5.1.
5.2.1.1. Cronbach’s Alpha của các thành phần
Thành phần Bản chất công việc
Kết quả thành phần Bản chất cơng việc có hệ số tương quan biến - tổng CV4 nhỏ hơn 0.4 nên ta loại biến này và chạy lại có Cronbach’s Alpha là 0,694 và các hệ số tương quan biến - tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,483 (CV2). Vì vậy 3 biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
Thành phần Thu nhập
Thành phần Thu nhập có Cronbach’s Alpha là 0,844. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,612 (TN4). Vì vậy, 4 biến thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
Thành phần Sự ổn định, an tồn trong cơng việc
Thành phần Sự ổn định, an toàn trong cơng việc có Cronbach’s Alpha là 0,702. Các hệ số tương quan biến - tổng các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,412 (OD1), 5 biến thành phần được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
Thành phần Lãnh đạo
Thành phần Lãnh đạo có Cronbach’s Alpha là 0,856. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,570 (LD4). Do vậy 4 biến thành phần này đều thỏa điều kiện để sử dụng trong phân tích EFA (Phụ lục 4).
Thành phần Cơ hội đào tạo phát triển và thăng tiến
Thành phần Cơ hội đào tạo phát triển và thăng tiến có Cronbach’s Alpha là 0,795. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,562 (PT4). Vì vậy, 4 biến thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
Thành phần Chính sách đánh giá nhân viên
Thành phần Chính sách đánh giá nhân viên có Cronbach’s Alpha là 0,839. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,578 (CS1). Do vậy 5 biến thành phần này đều thỏa điều kiện để sử dụng trong phân tích EFA (Phụ lục 4).
Thành phần Quan hệ đồng nghiệp
Thành phần Quan hệ đồng nghiệp có Cronbach’s Alpha là 0,865. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,610 (DN4). Vì vậy, 4 biến thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
Thành phần Điều kiện làm việc
Thành phần Điều kiện làm việc có Cronbach’s Alpha là 0,767. Các hệ số tương quan biến - tổng các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,435 (ĐK4), 4 biến thành phần được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 4).
5.2.1.2. Cronbach’s Alpha của thành phần Sự thỏa mãn đối với công việc
Thành phần Sự thỏa mãn đối với cơng việc có Cronbach’s Alpha là 0,861. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,616 (TM5). Do vậy 8 biến thành phần này đều thỏa điều kiện để sử dụng trong phân tích EFA (Phụ lục 4).
5.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn.
- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng khơng trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).
- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor Loading), theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố bằng 0,3 được xem đạt mức tối thiểu, từ giá trị 0,4 trở lên, hệ số tải nhân tố được xem là quan trọng, và từ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, Hair & ctg (1998) cũng đề nghị: nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố ≥ 0,3 thì cỡ mẫu của nghiên cứu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố ≥ 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải ≥ 0,75. Do đó, trong nghiên cứu này, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,50 sẽ bị loại.
- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
- Thứ tư, điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988).
- Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
5.2.2.1. Phân tích nhân tố tác động
Qua 10 lần rút trích nhân tố lần lượt loại 11 biến CS2, ĐK4, CS3, CS4, CV1, CV2,LD3, CV4, LD1, LD4 và PT3 có hệ số tải nhân tố không đạt yêu cầu (phụ lục 7), kết quả thể hiện trong Bảng 5.3 cho thấy sau khi loại bỏ biến không tin cậy, thang đo cịn lại 24 biến được trích thành 5 nhóm với tổng phương sai trích đạt: 65,120% (đạt yêu cầu >50%) nghĩa là 5 nhân tố rút ra giải thích được 65,120% biến thiên của dữ liệu; điểm dừng khi trích các yếu tố hệ số Eigenvalue có giá trị >1.