Hệ thống đánh giá tín dụng trong dài hạn của S&P và Fitch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 25)

Hạng Tình trạng

AAA Cơng ty có chất lượng tốt nhất, tính ổn định và độ tin cậy cao Hạng

A Cơng ty có thể bị ảnh huởng bởi biến động tình hình kinh tế chung nên đầu

BBB Cơng ty trung bình, thích hợp để đầu tư ở thời điểm hiện tại BB Cơng ty có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của nền

kinh tế trong quá khứ

Hạng không nên đầu

B Cơng ty có tình trạng tài chính dễ thay đổi

CCC Công ty hiện tại bị tác động và phụ thuộc vào tình trạng kinh tế CC Cơng ty bị tác động mạnh bởi tình hình hiện tại, trái phiếu có những

biến động khó dự đốn

C Cơng ty bị tác động mạnh bởi tình hình hiện tại, gần nguy cơ phá sản tuy nhiên vẫn tiếp tục thanh tốn các khoản nợ

D Cơng ty được đánh giá là mất khả năng thanh toán hầu hết các khoản nợ

NR Công ty không được xếp hạng công khai

(Nguồn http://www. Rating.com.vn)

Xu hướng phát triển phức tạp của thị trường tài chính đã khiến cho các phân tích độc lập cùng với các ý kiến của Moody’s đã được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Moody’s Investors Service được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên toàn thế giới. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá mơi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Bảng xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn doanh nghiệp của Moody’s được thể hiện trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2: Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s

Hạng Tình trạng

Aaa Chất lượng cao nhất

Đầu tư Aa1 Chất lượng cao Aa2 Aa3 A1

Chất lượng vừa, khả năng thanh toán tốt A2

A3 Baa1

Chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán Baa2

Baa3

Ba2 Ba3 B1

Rủi ro đầu tư cao B2 B3 Caa1 Chất lượng kém Khả năng phá sản Caa2 Caa3

Ca Đầu cơ có rủi ro cao Phá sản hoàn toàn C Chất lượng kém nhất

(Nguồn http://www.senate.michigan.gov)

Fitch được đánh giá là một trong những cơng ty xếp hạng tín dụng hàng đầu trên thế giới, có trụ sở đặt tại New York và Ln Đơn. Fitch là hãng xếp đánh giá tín dụng có quy mơ nhỏ nhất trong ba hãng đánh giá tín nhiệm. Hãng chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong họat động xếp hạng tín dụng so với hai hãng Standard& Poor và Moody. Đối với hoạt động đánh giá tín dụng, Fitch ratings sử dụng chung hệ thống đánh giá cùng với Standard& Poor, thể hiện trong Bảng 1.1 (Trang 14).

1.2.2 Mơ hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I. Altman

Các chỉ số tài chính riêng biệt thường được sủ dụng trong chấm điểm XHTD khơng thể dự báo chính xác xu hướng khả năng xảy ra khó khăn về tài chính của doanh nghiệp vì phụ thuộc vào nhận thức riêng của từng người.

Nhằm tăng cường tính chính xác khi dự dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong các mơ hình chấm điểm XHTD, các NHTM có thể sử dụng những mơ hình dự báo nhiều biến số. Có nhiều phương pháp dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được xây dựng và cơng bố. Tuy nhiên, ít có phương pháp được kiểm tra kỹ lưỡng và chấp nhận rộng rãi như hàm thống kê Z-score của Altman, còn gọi là chỉ số Z.

Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York. Sau đó được Steele (1984), Morris (1997) và các nhà nhiên cứu khác phát triển thêm. Dạng tổng quát của mơ hình là Z=c+∑ciri (Trong đó: c là hàng số, ri là các tỷ suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số, ci là các hệ số của mỗi biến số trong mơ hình). Chỉ số Z là cơng cụ được cả hai giới học thuật

và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với cơng cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).

Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1=

Vốn luân chuyển

Tổng tài sản

· Đo lường tỷ trọng tài sản lưu động ròng của doanh nghiệp trong tổng tài sản.

· Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn

· Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1

X2 =

Lợi nhuận giữ lại

Tổng tài sản

· Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.

· Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.

X3=

EBIT

Tổng tài sản

· Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.

X4 =

Giá thị trường của vốn cổ phần

· Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn

· Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi

· Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi cơng ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất cơng ty phá sản là rất cao.

· Đối với cơng ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.

X5 =

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

· Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.

· Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mơ hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mơ hình được nâng cao.

· X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.

Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dịng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thơng tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

· Nếu Z >2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

· Nếu 1,8< Z <2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

· Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z' = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

· Nếu Z' > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

· Nếu 1,23 < Z' < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

· Nếu Z' <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được bỏ ra.

Z" = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

· Nếu Z" >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

· Nếu 1,1 < Z" < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

· Nếu Z” <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Chỉ số Z (hoặc Z’ và Z”) càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Để tăng được chỉ số này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị, rà soát để giảm những tài sản không hoạt động, tiết kiệm chi phí hợp lý, xây dựng thương hiệu. Đó

chính là sự kết hợp gián tiếp của nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính trong mơ hình mới được gọi là chỉ số an toàn.

1.2.3 Sự tương đồng giữa mơ hình điểm số tín dụng của Edward I. Altman và xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor

Ngồi tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:

Z"điều chỉnh = 3,25 + Z" = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái phiếu của S&P. Hàm ý rằng các mơ hình tốn học có thể sánh ngang với phương pháp chuyên gia.

Bảng 1.3: Tương quan giữa chỉ số Z” điều chỉnh của Altman với hệ thống ký hiệu

xếp hạng của S&P

(Nguồn: Altman (2003), The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture, New York University. Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm")

1.3 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số NHTM tại Việt Nam

Trong quản trị rủi ro, NHTM chủ yếu sử dụng hệ thống XHTD để đánh giá khách hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, NHTM cũng cần tham khảo thông tin xếp hạng tín nhiệm được cơng bố của các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước, nhất là đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau.

1.3.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam nhằm tiến tới tiêu chuẩn hóa đánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng cho các NHTM trong nước. CIC hiện đang sử dụng mười một chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN. Mơ hình này cịn có hạn chế do hạn chế trong việc cập nhật dữ liệu tài chính theo ngành nghề, thiếu đánh giá đồng bộ và đầy đủ các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

1.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank

Hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mơ hình XHTD của Vietinbank dựa theo hướng dẫn của NHNN và có một số điều chỉnh hệ số thống kê ngành theo tính tốn từ dữ liệu hệ thống thơng tin tín dụng của Vietinbank.

Thơng thường mỗi chỉ tiêu tài chính trong XHTD của Vietinbank đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20 - 100 (các điểm ban đầu). Và mỗi nhóm chỉ tiêu phi tài chính cũng được phân thành năm mức như trên, nhưng trong từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính lại bao gồm năm nhóm chỉ tiêu chi tiết với hai thang điểm 4, 8, 12, 16, 20 và 2, 4, 6, 8, 10 (các điểm ban đầu). Tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số sẽ là kết quả để xếp loại DN.

Mơ hình XHTD doanh nghiệp tại Vietinbank bao gồm 11 chỉ tiêu tài chính, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mơ doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu phi tài

chính trong mơ hình đánh giá có trọng số khác nhau giữa DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngồi và DN khác, bao gồm: Lưu chuyển tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng gồm quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng, mơi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 1.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp Vietinbank

Thơng tin tài chính khơng được kiểm tốn

Thơng tin tài chính được kiểm tốn

Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45%

Các chỉ tiêu tài chính 40% 55%

(Nguồn: Vietinbank)

Để tính tổng điểm đạt được cuối cùng, XHTD của Vietinbank còn phân loại doanh nghiệp theo hai loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm tốn như trình bảy trong Bảng 1.4. Kết quả xếp hạng được phân thành mười mức theo hệ thống ký hiệu giảm dần từ AA+ đến C.

Mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính với trọng số tương đối lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng các chi tiêu tài chính và phi tài chính vẫn tương đồng với nhau với độ lệch khơng q lớn.

1.3.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xây dựng hệ thống XHTD theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu phi tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp những huớng dẫn chi tiết cho việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu. Đây là một trong những NHTM tại Việt Nam đi đầu trong việc áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính tốn từ dữ liệu thơng tin tín dụng

của Vietcombank. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá có mười khoảng giá trị chuẩn tương ứng với năm mức điểm 10, 20 đến 100 (điểm ban đầu), các chỉ tiêu phi tài chính đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng với năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu), nhìn chung thang điểm các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank có sự chia tách rõ ràng hơn.

Doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm: doanh nghiệp thơng thường, doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp tiềm năng để xác định rõ mục đích của XDTD đối với doanh nghiệp đó. Trong đó quy mơ đối với doanh nghiệp thơng thường là bốn nhóm quy mơ lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong đó quy mơ siêu nhỏ đánh giá theo thang điểm riêng với các nhóm cịn lại.

Đối với các doanh nghiệp thông thường sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm 4 nhóm chỉ tiêu tài chính tương ứng với năm mươi hai nhóm ngành. Hệ thống nhóm chỉ tiêu tài chính gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Khả năng thanh toán hiện hành, Khả năng thanh toán nhanh, Khả năng thanh tốn tức thời), nhóm chỉ tiêu hoat động (Vòng quay vốn lưu động, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất sử dụng tài sản cố định), nhóm chỉ tiêu cân nợ (Tổng nợ phải trả/tổng tài sản, Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu) và nhóm chỉ tiêu thu nhập (Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân, Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả).

Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm hơn 40 chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm được trình bày tại Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

Nhóm chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu tư nước ngồi

DN khác DN có vốn

đầu tư thuộc khối OECD DN có vốn đầu tư nước ngồi khác Cơng ty cổ phần đại chúng DN khác Đánh giá khả 6% 7% 5% 6% 5%

năng trả nợ của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)