Những nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGUYENTHEHIEN-LA (Trang 42 - 44)

Bảng 3.10 Tự đánh giá chi tiết năng lực trong dạy học của giảng viên

1.4. Tổng quan nghiên cứu về các tiêu chuẩn, tiêu chí đảm bảo chất lượng

1.4.2. Những nghiên cứu trong nước

Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học từ năm 2003, tính đến nay Việt Nam đã trải qua 12 năm hình thành và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Đã có một số nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục các trường đại học [62], [63].

Nguyễn Quang Toản khi nghiên cứu sự tương thích giữa 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học/cao đẳng Việt Nam với bộ ISO 9000:2000 [62], nhận định 10 tiêu chuẩn hầu hết đều là sản phẩm đầu ra của các quá trình quản lý nhà trường, theo xu thế của thế giới, chất lượng quản lý chiếm tới 80% chất lượng giáo dục của trường (Quy tắc Pareto 80:20). Tác giả cho rằng, chúng ta bắt đầu đi đúng xu thế hội nhập toàn cầu về giáo dục của thế giới. Hiện nay, “thước đo” này của Bộ GD&ĐT là tốt, là động lực và

công cụ để các trường quan tâm và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm xây dựng thương hiệu nhà trường. Song có lẽ, sau 2 - 3 năm áp dụng, nên chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn với Luật Giáo dục mới và xu thế của thế giới. Tác giả cũng đưa ra câu hỏi liệu có nên gia tăng nhiều hơn nữa tính khách quan, độc lập giữa đánh giá (audit, assessment) và công nhận (accreditation) để rồi từ đó xã hội tin tưởng thừa nhận (regconization). Chúng ta (We are) được chứng nhận (certified), được công nhận (accredited) được thừa nhận (regconized) là lộ trình hội nhập tồn cầu ở thế kỷ 21.

Võ Sỹ Mạnh (2013) với đề tài cấp Bộ GD&ĐT “Một số bất cập về nội dung của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học” [63], đã phân tích Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường ĐH được xây dựng cơng phu, bao qt tồn bộ các hoạt động của trường ĐH, từ hoạt động đào tạo, giảng dạy đến nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, cơ sở vật chất và tài chính, giúp các trường ĐH hình dung ra “bức tranh tổng thể” về mọi mặt hoạt động của trường cần phải ĐBCL. Tuy nhiên, vì được ban hành và chỉ đạo soạn thảo bởi cơ quan hành chính nhà nước nên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường ĐH vẫn còn một số bất cập nhất định như: chưa chuẩn về một số thuật ngữ, thiếu sự xuyên suốt của sứ mạng và mục

tiêu trong Bộ tiêu chuẩn, thiếu sự rõ ràng cụ thể trong xác định đạt hay không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn và tiêu chí, cịn mang đậm sắc màu “hành chính nhà nước”. Tác giả khuyến nghị, những bất cập trên nếu khơng kịp thời khắc phục thì hoạt động tự đánh giá của các trường, hoạt động KĐCL có nguy cơ rơi vào “phong trào” và “hình thức”, khơng thực sự tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo ĐH. Cuối cùng, tác giả đề nghị bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH trong tương lai nên xây dựng theo hướng tiếp cận chất lượng là sự phù hợp với

vào mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động cả về số lượng và loại hình hơn là đáp ứng quy định.

1.5. Cơ sở lí luận và thực tiễn về hệ thống đảm bảo chất lượng các trườngđại học y

Một phần của tài liệu NGUYENTHEHIEN-LA (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w