Các hạn chế trong hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định là do các nguyên nhân sau:
- Các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định là các DN có quy mơ vừa và nhỏ, khả năng tài chính cịn yếu, lực lượng lao động ít trong khi khối lượng cơng việc ngày một nhiều. Vì khơng có sự tương xứng giữa khối lượng công việc và lực lượng lao động mà một người phải đảm nhận nhiều khâu, nhiều giai đoạn, phân công phân nhiệm không rõ ràng … nên khơng đảm bảo tính đối chiếu, kiểm tra chéo trong thực hiện các chức năng.
- Lực lượng lao động ở các DN này đa số là những người làm việc, gắn bó với DN từ khi mới thành lập. Chính vì làm việc lâu dài, quen biết lẫn nhau, tin tưởng nhau mà các DN qua khảo sát cho thấy tâm lý, quản lý điều hành còn dựa nhiều trên lòng tin hơn là thực hiện các thủ tục kiểm soát, các quy định rõ ràng để giảm các nguy cơ tiềm ẩn trong kinh doanh, cung cấp thông tin đáng tin cậy, đảm bảo tính tuân thủ, trung thực trong DN.
- Theo khảo sát, các DN chưa thấy được tầm quan trọng của chính sách nhân sự nên việc đầu tư vào các lĩnh vực này còn yếu. Một DN muốn tồn tại và phát triển phụ thuộc rất lớn vào khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực: vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất…trong đó lao động là tài sản lớn nhất. Chính sách
nhân sự giúp tìm ra đúng người, đúng số lượng, đúng thời điểm trên cơ sở thõa mãn điều kiện, lợi ích của DN và nhân viên. Chính sách nhân sự sẽ giúp tìm kiếm, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng góp phần tích cực vào sự thành cơng của DN.
- DN chưa đầu tư vào hệ thống máy tính, hoạt động kiểm soát trên hệ thống máy tính chưa được thực hiện tốt vì bởi lẽ đối với DN vừa và nhỏ với số vốn cịn hạn chế, khó bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư cho hệ thống này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thời gian qua dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, suy thối của nền kinh tế thế giới nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu đã có những bước phát triển, tăng trưởng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh. Mặc dầu trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm nhưng năm 2011 là một năm thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các DN trong ngành nói riêng, hầu hết các lĩnh vực đều đạt được thành cơng ngồi mong đợi với các kỷ lục ấn tượng. Đối với tỉnh Bình Định nhờ các DN đã chủ động vượt khó, tìm hướng đi mới cho hoạt động sản xuất mà tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2011 đạt 440,2 triệu USD, tăng 3% so với năm 2010, trong đó nhóm hàng hải sản đạt 39 triệu USD. Đánh giá tình hình hoạt động của 3 DN chế biến xuất khẩu thủy sản trong luận văn đã cho thấy sự nỗ lực đó của các DN thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm sau tăng hơn so với năm trước.
Hầu hết các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định là các DN vừa và nhỏ thiếu vốn hoạt động, năng lực sản xuất thấp, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu thấp. Chính vì vậy mà kết quả khảo sát 5 thành phần của hệ thống KSNB tại các DN này cho thấy thiếu sự đầu tư cho hệ thống máy tính, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành, chưa có sự đầu tư đúng đắn cho chính sách nhân sự, việc phân công nhiệm vụ quyền hạn chưa rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh các tồn tại hệ thống KSNB tại các DN này cũng đã đạt các thành tựu. Dù các DN chưa có sự đầu tư cho việc thiết kế hoàn thiện hệ thống KSNB căn bản nhưng đã cố gắng tạo dựng mơi trường kiểm sốt khá tốt, thực hiện hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà DN đặt ra, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và an toàn vệ sinh. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến các tồn tại sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng quan điểm, các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB ở các DN chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực, báo cáo tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các quy định.