Tạo việc làm qua đào tạo nghề

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 89 - 92)

2.3. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động huyện Yên

2.3.4. Tạo việc làm qua đào tạo nghề

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn luôn được quan tâm và coi trọng. Công tác đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Yên Dũng có những kết quả tích cực thể hiện qua biểu đồ sau:

3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2960 2640 2270 2580 2040

Lao động qua đào tạo nghề

2010 2011 2012 2013 2014

Biểu 2.3: Biểu đồ đào tạo nghề cho lao động huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 – 2014

Trong giai đoạn 2010 - 2014, nhìn chung số lao động qua đào tạo nghề của huyện Yên Dũng tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm huyện Yên Dũng đào tào nghề cho khoảng 2.498 lao động. Năm 2010, đào tạo nghề cho 2.040 lao động, đưa tổng số lao động đã qua đào tạo lên 36.900 người, đạt tỷ lệ 36,5%. Năm 2011, đã đào tạo nghề cho 2.270 lao động, đạt 102,6% kế hoạch, đưa tổng số lao động qua đào tạo lên 25.354 người, đạt tỷ lệ 38,6%. Năm 2012, toàn huyện đào tạo nghề cho 2.960 lao động, đạt 140,95% kế hoạch, tăng 30,4% so với năm 2011; tổng số lao động qua đào tạo 28.670 người, đạt tỷ lệ 40,6%, tăng vượt 0,1% so với kế hoạch, tăng 2% so với năm 2011; Năm 2013, toàn huyện đào tạo nghề cho 2.580 lao động, đưa tổng số lao động qua đào tạo là 29.599 người; năm 2014 toàn huyện đào tạo nghề cho 2.640 lao động, đưa tổng số lao động qua đào tạo lên 33.689 người.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 06 cơ sở dạy nghề, trung bình mỗi năm đào tạo nghề cho 2.498 lao động nhưng chỉ 62,5% (khoảng

1.624 lao động) trong số này kiếm được việc làm, 06 sơ sở dạy nghề gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Yên Dũng; Công ty TNHH MTV Mai Hoè; Công ty TNHH MTV Chung Nga; Trung tâm dạy nghề tư

thục Quang Vinh; Trung tâm dạy nghề Tuấn Hùng; Công ty TNHH MTV Hoàng Long Giang. Hơn nữa, cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề còn thiếu thốn, kỹ thuật công nghệ chưa được đầu tư, đổi mới để phục vụ công tác dạy nghề, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa cao, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, chủ yếu là một số nghề: điện dân dụng, hàn, may công nghiệp, điện công nghiệp...

Các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn, có thể tại Trung tâm cũng có thể tổ chức tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện:

+ Đào tạo nghề ngắn hạn tại chỗ:

Với hình thức này, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề điều tra nhu cầu học nghề của nhân dân thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm. Đồng thời phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong huyện đăng ký học nghề cụ thể, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó có báo cáo kế hoạch dạy nghề với huyện ra quyết định phân lớp, ngành nghề cần đào tạo cho phù hợp điều kiện từng địa bàn, nhu cầu học của người dân. Tính đến hết năm 2014, Phịng LĐ-TB&XH huyện n Dũng phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở 03 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Nghề được đào tạo là điện dân dụng cho lao động nông thôn, và sau 3 tháng học nghề, các học viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề Điện dân dụng, có thể sửa chữa các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của gia đình và tìm kiếm việc làm phù hợp với nghề đã được đào tạo. Kết thúc khóa học các học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Năm 2014, các khóa đào tạo được tổ chức tại xã Yên Lư, xã Lãng Sơn và một số xã lân cận. Với mỗi khóa học đào tạo được 35 học viên.

+ Hình thức này cịn được thực hiện đào tạo nghề cho người lao động nông thôn tại làng nghề truyền thống như: các làng mây tre đan, làng tăm lụa, làng mộc. Cụ thể tại làng mộc Đơng Thượng, xã Lãng Sơn, huyện n Dũng,

phịng LĐTB&XH huyện Yên Dũng phối hợp với Ban Chấp hành Đoàn xã tích

cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã hỗ trợ đoàn viên thanh niên làm nghề mộc bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn giới thiệu nghề, mở các lớp học đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật cho đoàn viên thanh niên làm nghề mộc. Hiện tồn xã có hơn 100 đồn viên thanh niên làm nghề mộc, góp phần thổi luồng gió mới cho làng nghề, tạo việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w