Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu gốm sứ bền vững
1.3 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững gốm sứ của một số quốc gia
1.3.5 Kinh nghiệm phát triển bền vững rút ra cho gốm sứ BìnhDương
Từ những kinh nghiệm thành cơng trong sản xuất và xuất khẩu của gốm sứ Giang Tây (Trung Quốc), Ý, làng gốm Bát Tràng, kể cả kinh nghiệm thất bại của gốm Vĩnh Long, tác giả rút ra một số bài học để gốm sứ Bình Dương cĩ thể đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ như sau:
y Tỉnh cần đầu tư thành lập đào tạo chuyên ngành về gốm sứ tại các trường Đại
học, Cao đằng của tỉnh với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên phải là những chuyên gia trong ngành gốm sứ để học viên cĩ thể thực hành, thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình và sẽ trở thành những nghệ nhân lành nghề, những doanh nhân thành cơng trong ngành truyền thống này.
y Các doanh nghiệp cần tuyển chọn, đào tạo, chăm lo, cĩ chế độ đãi ngộ tốt cho đội ngũ cơng nhân, nghệ nhân lành nghề cĩ kiến thức chuyên mơn cao để họ say mê,
gắn bĩ với nghề, cĩ đội ngũ thiết kế những mẫu mã độc đáo tạo nét riêng cho doanh nghiệp, tránh tình trạng bắt chước nhau, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của người tiêu dùng.
y Đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm giúp cho chất lượng sản phẩm nâng cao, giá thành hạ, phế phẩm giảm đến mức tối thiểu, tránh tình trạng xả khĩi gây ơ nhiễm mơi trường và đây cũng là yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững.
y Nhà nước và chính quyền địa phương cần cĩ những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp gốm sứ đầu tư phát triển sản xuất.
y Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gốm sứ của doanh nghiệp nĩi riêng và tỉnh nĩi chung, tăng cường hoạt động marketing, tổ chức và tham gia festival nhiều hơn nữa, các hội chợ triển lãm trong và ngồi nước để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng và học hỏi kinh nghiệm từ doanh nghiệp khác.
y Kết hợp phát triển gốm sứ với phát triển du lịch bằng việc tổ chức các tour du lịch kết hợp với khám phá gốm sứ để du khách đến tham quan, mua sản phẩm, tăng kim ngạch cho tỉnh.
y Cần lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với sản phẩm của mình để cĩ thể chiếm lĩnh thị trường hiệu quả.
y Phải hết sức chú ý đến việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào vì đĩ là yếu tố rất quan trọng để tạo ra sản phẩm cĩ chất lượng cao, đồng đều, giảm phế phẩm. Cần cĩ đầu mối cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng khai thác tự do ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây nguy hại cho mơi trường.
y Các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để đưa ra mức giá bán sản phẩm hợp lý nhất, tránh tình trạng giảm giá để giành giật khách hàng gây thiệt hại cho ngành.
Kết luận chương 1
Qua nội dung trình bày ở chương 1, ta cĩ thể rút ra được những kết luận như sau: Tìm hiểu về khái niệm, nội dung, vai trị của phát triển bền vững cho ta thấy rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội với bảo vệ mơi trường để thấy rằng đây là xu hướng trên tồn thế giới. Ở Việt Nam nĩi chung, tỉnh Bình Dương nĩi riêng cũng
khơng nằm ngồi xu hướng đĩ và việc xác định xuất khẩu gốm sứ theo hướng bền
vững là vấn đề cấp thiết.
Vẽ ra được bức tranh gốm sứ trên thế giới và đặc biệt là tình hình sản xuất và xuất khẩu gốm sứ Việt Nam cho thấy rằng gốm sứ đĩng vai trị quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giúp cho các nước cĩ thể giao lưu văn hĩa lẫn nhau, là ngành nghề truyền thống lâu đời cần được đầu tư, duy trì, phát triển theo
hướng bền vững.
Ngồi ra cịn nêu ra được những bài học kinh nghiệm thành cơng lẫn thất bại cả trong và ngồi nước để rút ra những bài học hữu ích cho gốm sứ Bình Dương như:
đầu tư đào tạo vào con người, cơ sở vật chất, ứng dụng cơng nghệ hiện đại, đẩy mạnh
xây dựng thương hiệu, kết hợp phát triển gốm sứ với phát triển du lịch, chú trọng đến việc chọn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, các doanh nghiệp cần hợp sức nhau để tạo nên một thế mạnh vững chắc, ngồi ra cũng cần đến sự quan tâm, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương,…
Từ những kết luận trên, chương 2 sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu gốm sứ của tỉnh Bình Dương cũng như những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gốm sứ tỉnh, từ đĩ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ Bình Dương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm sứ của tỉnh Bình Dương
2.1 Giới thiệu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương 2.1.1 Giới thiệu Bình Dương