Xuất đối với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 119 - 121)

2.2.1.4 .Tại làng gốm Phước Tích

3.3.1. xuất đối với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế

Để tạo điền kiện giúp đỡ các hộ, các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống được tiếp cận với các chính sách ưu đãi đầu tư về vốn, cơng nghệ và các chính sách bảo vệ mơi trường, mở rộng thị trường xuất khẩu,… đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nên giao cho một cơ quan chuyên môn, chịu trách nhiệm tổng hợp và tham mưu, xây dựng thành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích ưu đãi cho các làng nghề. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các làng nghề từ nguồn ngân sách tỉnh, đề nghị UBND phân công cụ thể các cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu để UBND tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh và những vấn đề mà UBND tỉnh phân cấp quyết định cho ngành du lịch, cho các huyện, thành phố Huế và các cấp phường, xã để thực hiện.

Mặt khác, để tạo được nguồn lực tập trung có tác động tích cực nhằm thúc đẩy các địa phương khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét dành một phần ngân sách của tỉnh hàng năm (từ 1% - 2,5% ngân sách) để thành lập quỹ hỗ trợ cho các làng nghề. Sau khi chính sách hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh được ban hành, tỉnh cũng cần tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi về thủ tục, trình tự đến các

phường, xã, thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mở ra các lớp phổ biến chính sách đến tận làng nghề để người dân và các doanh nghiệp lữ hành nắm được chính sách cụ thể, để áp dụng vào việc phát triển làng nghề truyền thống. UBND tỉnh cũng cần phát động các phong trào thi đua phát triển làng nghề, ngành nghề trong các cấp, các ngành và các địa phương. Bên cạnh chính sách hỗ trợ ưu đãi để tiếp thêm nguồn vốn cho các làng nghề thì tỉnh cũng cần xây dựng và ban hành chính sách khen thưởng và hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi về điều kiện sinh hoạt, nhà ở và thu nhập, một mặt du nhập nghề mới và thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề truyền thống.

Đề xuất một số dự án thực hiện đối với các làng nghề và nghề cần ưu tiên tập trung đầu tư từ 2018 – 2025. Đó chính là, xây dựng thí điểm mơ hình làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tập trung đối với các làng nghề sau: Đúc đồng Huế, Gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, Nón lá Thủy Thanh, Dệt Zèng A Lưới, Đan lát mây tre Bao La và Thủy Lập. Xây dựng chương trình bảo tồn, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống bao gồm các nghề sau: nghề làm bún bánh, nghề mây tre đan (đan thúng, đan giỏ, đồ mỹ nghệ), nghề nấu rượu, nghề chế biến nước mắm, nghề làm gốm. Các dự án mà UBND tỉnh nên ưu tiên đầu tư, bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn cho các làng nghề truyền thống là :

- Đối với nhóm các làng nghề tại huyện Phong Điền gồm: Làng nghề gốm Phước Tích, Làng nghề đệm bàng Phò Trạch, Làng nghề rèn Hiền Lương cần xây dựng đề án phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; quy hoạch vùng nguyên liệu; ứng dụng mơ hình trình diễn sản xuất gốm phục vụ khách du lịch; đào tạo nghề, truyền nghề và xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

- Đối với nhóm các làng nghề tại huyện Phú Vang gồm: Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, Làng nghề tranh dân gian Làng Sình cần phát triển mơ hình trình diễn nghề gắn du lịch, đầu tư các hạng mục phục vụ trình diễn (điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm); thành lập hội nghề, mơ hình quản lý làng nghề phù hợp; cải tiến, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch; xây dựng, phát triển thương hiệu; truyền nghề, đào tạo nghề; đầu tư kết cấu hạ tầng để bảo tồn và phát triển làng nghề gắn du lịch.

- Đối với nhóm các làng nghề nón lá Huế, cần hình thành, phát triển các tuyến du lịch làng nghề và các điểm di tích, văn hóa, du lịch tại địa phương;

nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng bán hàng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nón lá phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất trong làng nghề; đào tạo nghề, nâng cao tay nghề gắn với giải quyết việc làm; đầu tư máy móc cải tiến, cơ giới hóa một số cơng đoạn sản xuất.

- Đối với nhóm các làng nghề dệt zèng tại huyện A Lưới cần phát triển các tuyến du lịch làng nghề và các điểm di tích, văn hóa, du lịch tại địa phương; nghiên cứu, đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, phát triển mẫu mã phù hợp du lịch; phát triển thị trường; đào tạo nghề, nâng cao tay nghề.

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w