7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mạ
1.3.4. Tiến hành hoạt động Marketing
Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thơng qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng phát triển hiệu quả cần thiết phải tiến hành hoạt động Marketing đủ mạnh để hỗ trợ. Và làm thể nào để thực hiện thành công Marketing ngân hàng luôn là vấn đề đặt ra đối với từng ngân hàng. Việc nghiên cứu, khai thác Marketing trong lĩnh vực ngân hàng ở những góc độ và thời gian khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau, song đều có sự thống nhất cơ bản về nội dung. Đó là:
- Marketing là hoạt động quảng cáo, khuyếch trương, tuyên truyền… Đây được xem là một dạng công cụ trọng tâm trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển KD ngân hàng. Không phải lúc nào cung cầu cũng gặp được nhau do nhu cầu thiết yếu của khách hàng trên thị trường ln đổi thay cịn nguồn cung trên thị trường lại phong phú. Do vậy, Marketting có nhiệm vụ là cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường, người tiêu dùng. Thông qua marketing, NH mới thu thập, nắm bắt nhu cầu của KH và có thể đưa ra quyết định cho các sản phẩm kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Marketing tạo điều kiện để có thể thực hiện các dịch vụ KD được tốt hơn, nó giúp cho việc đưa dịch vụ vào các kênh phân phối hợp lý hơn, giảm bớt các chi phí dư thừa khơng cần thiết trong q trình thực hiện dịch vụ. Marketing khơng những trở thành một biện pháp hỗ trợ chính sách dịch vụ, giá cả và phân phối mà nó cịn giúp các NH đẩy mạnh hiệu quả của các chính sách đó. Việc áp dụng Marketing vào lĩnh vực ngân hàng phải dựa trên những nguyên tắc, nội dung và phương châm của Marketing hiện đại.
- Marketing được coi là một nghệ thuật giao tiếp và tranh thủ khách hàng bởi: Quan hệ giữa KH và NH thực chất là mối quan hệ giữa con người với con người nên nó mang đầy đủ các yếu tố xã hội gắn kết với tâm sinh lý. Đây là kênh quan trọng để NH có thể tranh thủ KH. Các NH ln tìm cách để làm thế nào KH đến với NH mình thực hiện giao dịch chứ khơng phải tìm đến với NH khác. Việc giao tiếp giữa nhân viên NH và KH ln được NH xem trọng, coi đó là tiêu chí bắt buộc trong chiến lược phát triển cũng như chính sách đánh giá cán bộ của ngân hàng. Việc sử dụng hài hồ các cơng cụ khác và kết hợp tốt các lợi thế giao tiếp của NH sẽ tạo nên một kết quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh của NH.
- Marketing là xây dựng và quản lý thương hiệu của ngân hàng: Thương hiệu, hình ảnh và uy tín của một ngân hàng là yếu tố quan trọng để KH tin tưởng, lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Do đó, việc xây dựng và quản lý hình ảnh ngân hàng là yếu tố sống cịn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để quản lý tốt hình ảnh, thương hiệu thì việc đầu tiên cần phổ biến cho nhân viên NH thấy được tầm quan trọng của Uy tín và Thương hiệu, giúp họ hiểu rõ yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của NH để từ đó u cầu họ phải ln có thái độ niềm nở, vui vẻ khi giao với khách hàng, để họ thấy được bản than mỗi một nhân viên NH đang đại điện một phần hình ảnh của NH và cùng tập trung duy trì hình ảnh NH trong quá trình giao tiếp.
-Quá trình Marketing ngân hàng thể hiện sự thống nhất cao độ giữa nhận thức và hành động của nhà ngân hàng về thị trường, nhu cầu của khách hàng và năng lực của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải định hướng hoạt động của các bộ phận và toàn thể đội ngũ nhân viên ngân hàng vào việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng – yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng trên thị trường.
- Nhiệm vụ then chốt của Marketing NH là xác định được nhu cầu, mong muốn của KH và cách thức đáp ứng nó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ
Marketing của mỗi NH.
1.3.5. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanhttoán quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động NH cũng khơng ngồi xu thế đó. Theo cách nhìn của cơng nghệ quản lý NH hiện đại, dịch vụ
TTQT là một loại hàng hoá gắn với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, vừa mang yếu tố vật chất (khối lượng, giá trị…), vừa mang yếu tố phi vật chất (tiện lợi, thói quen, sở thích, thị hiếu và tập qn tiêu dùng...). Theo đó, các sản phẩm dịch vụ của NH đã và đang có sẽ tiếp tục phát sinh trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ TTQT của các NHTM ngày càng nhiều đòi hỏi các NHTM phải phát triển sản phẩm và dịch vụ TTQT nhiều hơn. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm dịch vụ này theo hướng nào để có thể nhận được sự ủng hộ, đồng tình từ phía khách hàng và đáp ứng theo nhu cầu của KH. Nhu cầu của KH không chỉ trong phạm vi các dịch vụ thanh tốn truyền thống mà cịn mở rộng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, các dịch vụ với nhiều sản phẩm tiện ích như tư vấn, mơi giới... Điều này đã giúp các NH mở ra hướng khai thác, đổi mới và phát triển các sản phẩm dịch vụ KD nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các KH.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm dịch vụ TTQT thích ứng với u cầu của thị trường thì sự phát triển dịch vụ TTQT cần phải được đặt trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống NH và phải gắn liền với các sản phẩm dịch vụ khác của NH như: Tín dụng, Thanh tốn qua thẻ, Giao dịch thanh toán,… Bởi lẽ, một DN khi đến giao dịch với NH khơng chỉ có một nhu cầu về một lĩnh vực sản phẩm TTQT mà họ sẽ còn nhiều các nhu cầu giao dịch khác nữa. Do vậy, việc khai thác phát triển các dịch vụ TTQT cần kết hợp với phát triển đa dạng các sản phẩm khác của NH. Đặc biệt là các sản phẩm NH hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.