Hiệu ứng Fisher

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại việt nam (Trang 33)

1.3 Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và lãisuất

1.3.1 Hiệu ứng Fisher

Hiệu ứng Fisher do nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Irving Fisher đƣa ra vào thời kì đại khủng hoảng 1930-1939. Đây là một nội dung quan trọng trong thuyết số lƣợng tiền tệ của ơng, nhằm mục đích lí giải hiện tƣợng khủng hoảng của nền kinh tế. Ông cho rằng nguyên nhân chủ chốt gây ra Đại khủng hoảng là tín dụng dễ dãi dẫn đến sự nợ nần quá mức gây ra nạn đầu cơ và các bong bong tài sản. Và khi bong bong tài sản vỡ dẫn đến tài sản giảm giá trị, đói tín dụng, ảnh hƣởng đến các ngành sản xuất, dẫn đến giảm phát.

Hiệu ứng Fisher mô tả mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và hai loại lãi suất là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế theo phƣơng trình nhƣ sau:

i = r + πe

Trong đó:

i: lãi suất danh nghĩa r: lãi suất thực

Đẳng thức trên cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi do ba nguyên nhân: (1) lãi suất thực thay đổi, (2) tỷ lệ lạm phát thay đổi, hay (3) cả hai cùng thay đổi.

Theo lý thuyết định lƣợng, nếu cung tiền tệ tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 1%. Theo đẳng thức Fisher, 1% tăng lên của lạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi suất danh nghĩa. Mối quan hệ 1:1 giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa đƣợc gọi là hiệu ứng Fisher.

Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát tác động vào lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ 1:1. Do đó, trên thị trƣờng vốn vay, ngƣời cho vay muốn duy trì mức lãi suất thực dƣơng, mọi biến đổi của tỷ lệ lạm phát sẽ đƣợc chuyển vào mức lãi suất danh nghĩa.

Nghĩa là: Lãi suất thực (r) = lãi suất danh nghĩa (i) - Tỷ lệ lạm phát (πe)

Mặc dù hiệu ứng Fisher đã đƣợc chấp nhận rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới. Nhƣng trong những cuộc nghiên cứu gần đây, đã có nhiều tranh cãi về tính thuyết phục của hiệu ứng này và nhiều câu hỏi đặt ra tại sao hiệu ứng Fisher chỉ có giá trị mạnh trong một số giai đoạn nhất định mà không phải là tất cả.

1.3.2 Một số nghiên cứu thực tiễn trong nƣớc và ngoài nƣớc 1.3.2.1 Một số nghiên cứu ở các nƣớc phát triển

Hiệu ứng Fisher đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi tại Mỹ. Bắt đầu với Fama (1975) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát lãi suất tín phiếu Chính phủ với kỳ hạn 1-6 tháng và chỉ số CPI trong giai đoạn từ tháng 1/1953 đến tháng 7/1971. Fama (1975:269) đã đƣa ra kết luận trong suốt giai đoạn 1953-1971 thị trƣờng trái khoán tỏ ra khá hiệu quả trong việc sử dụng các thông tin về lạm phát tƣơng lai trong việc đƣa ra mức lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 1-6 tháng. Ngoài ra, Fama đã tìm ra những bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết lãi suất thực kỳ vọng cho kỳ hạn 1-6 tháng là hằng số trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Điều này có nghĩa những kết quả từ nghiên cứu của Fama cũng đồng quan điểm với Fisher.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tác giả nhƣ Carlson (1977), Levi – Makin (1979) Joines (1977), Tanzi (1980), Nelson và Schwert (1977) đã tìm ra những bằng chứng bác bỏ nhận định của Fama. Cụ thể nhƣ Levi – Makin (1979: 36) đã đƣa ra tranh cãi rằng mức độ lạm phát kỳ vọng là một hàm biến thiên của nhiều yếu tố bao gồm sự thay đổi công ăn việc làm, sản lƣợng đầu ra, một giá trị không chắc chắn về sự biến động của lạm phát tƣơng lai. Điều này có thể là kết quả của việc lãi suất thực không phải là hằng số, đó là lý do tại sao những tác giả nghiên cứu đã đề cập trên tìm ra những kết quả trái ngƣợc với Fama (1975).

Mishkin (1992) đã giải thích tại sao chỉ có một mối tƣơng quan giữa lãi suất và lạm phát trong một số thời kỳ nhất định mà không phải là tất cả. Tác giả đã tiến hành cuộc kiểm định thực tế bằng dữ liệu lạm phát theo tháng và lãi suất trái phiếu chính phủ với kỳ hạn từ 1-12 tháng tại Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2 năm 1964 đến tháng 12 năm 1986. Và dữ liệu lạm phát đƣợc đo bằng chỉ số CPI trong cùng giai đoạn. Kết quả kiểm định cho thấy tồn tại nghiệm đơn vị đối với lạm phát và lãi suất. Điều này chỉ ra rằng trong ngắn hạn lãi suất có khả năng dự báo đƣợc lạm phát sau chiến tranh tại Mỹ là giả mạo. Việc tìm ra đƣợc lạm phát có khả năng dự báo trong ngắn hạn đối với lãi suất ít có tính thuyết phục. Sau khi dùng kiểm định hồi quy đồng tích hợp của Engle và Granger, tác giả đã tìm thấy những bằng chứng của hiệu ứng Fisher trong dài hạn trong thời kỳ hậu chiến của Mỹ trƣớc tháng 10/1979.

Những cuộc nghiên cứu gần đây về hiệu ứng Fisher ở Mỹ nhìn chung cũng đồng tình với mối quan hệ này. Crowder và Hoffman (1996: 108-115) tìm ra bằng chứng lãi suất danh nghĩa điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ 1: 1. Bằng dữ liệu phân tích theo quý tại Mỹ trong giai đoạn tháng 1/1952 đến tháng 4/1991 và kết quả là khi lạm phát gia tăng 1% thì sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng lên 1.34%. Fahmy và Kandil (2003: 459-461) với kiểm định dữ liệu trong mốc thời gian từ 1980 đến đầu năm 1990 và kết luận đƣa ra là không thể từ chối sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết

giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. Tillmann (2004: 6-7) cũng tìm ra bằng chứng mối quan hệ Fisher trong dữ liệu thời gian sau chiến tranh.

Những kết quả điều tra ở Canada thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Với Crowder (1997: 1138) thì những bằng chứng ủng hộ phƣơng trình Fisher trong giai đoạn từ tháng 1/ 1960 đến 4/1991 trong khi đó thì Dult và Ghosh (1995: 1026-1030) lại khơng tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết Fisher dƣới cả hai chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi ở Canada.

Mishkin và Simon (1995:225) với dữ liệu nghiên cứu tại Úc trong giai đoạn 1962- 1993 cũng ủng hộ hiệu ứng Fisher trong dài hạn nhƣng trong ngắn hạn thì không. Kết luận đƣa ra là những thay đổi của lãi suất trong ngắn hạn chỉ thể hiện quan điểm của chính sách tiền tệ nhƣng trong dài hạn thì sự biến động của lãi suất chủ yếu bị dẫn dắt bởi những kỳ vọng vào lạm phát. Hai cuộc nghiên cứu gần hơn của Hawtrey (1997:444) và Olekalns (1996: 855) đều tìm thấy bằng chứng của hiệu ứng Fisher chỉ trong giai đoạn 1984 -1994 và giai đoạn sau khi bãi bỏ hoàn toàn những quy định hệ thống tài chính ớ Úc. Nhƣng kết quả từ Inder và Silvapulle trong giai đoạn điều tra từ 1964-1990 đã phủ nhận giả thuyết rằng lãi suất danh nghĩa sẽ điều chỉnh sự thay đổi lạm phát kỳ vọng.

Cũng có nhiều cuộc nghiên cứu thực hiện ở Phần Lan, Anh và Ý đã có về việc kiểm định lại hiệu ứng Fisher. Nhƣ Junttila (2001:596) với mơ hình phân tích ARIMA và dữ liệu trong giai đoạn 1987 -1996 đã bác bỏ hiệu ứng Fisher ở Phần Lan. Evans (1998: 216) cũng khơng tìm thấy bằng chứng tin cậy cho mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất ở Anh. Nhƣng Muscatelli và Spinelli (2000: 155-157) bằng việc phân tích dữ liệu tại Ý trong giai đoạn 1948-1990 đã tìm thấy rằng lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa có đồng liên kết với nhau trong dài hạn.

Một cuộc nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Koustas và Serletis (1999:106) đã thể hiện rất ít bằng chứng ủng hộ bằng việc kiểm định dữ liệu sau chiến tranh của các nƣớc

Belgium, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, Nhật, the Netherlands, Anh và Mỹ.

Miyagawa và Morita (2003:6) cũng bác bỏ sự tồn tại mối quan hệ với tỷ lệ 1:1 giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng ở Nhật, Thuỵ Sĩ và Ý. Yuhn (1996: 43) cũng đã khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở Mỹ, Đức và Nhật nhƣng cũng không đủ bằng chứng để thuyết phục về hiệu lực của hiệu ứng Fisher đối với Canada và Anh trong giai đoạn từ tháng 9/1973 đến tháng 6/1993. Lardic and Mignon (2003:8) đã chấp nhận giá trị của hiệu ứng Fisher tồn tại ở các nƣớc G7 trừ nƣớc Đức trong giai đoạn từ tháng 1/1970 đến tháng 3/2001.

1.3.2.2 Một số nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển

Nhƣ những dẫn chứng đã nêu ở trên, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu thực tiễn đƣợc thực hiện ở các quốc gia phát triển với nhiều kết quả khơng đồng nhất. Tuy nhiên, lại rất ít cuộc kiểm định về mối quan hệ này ở các quốc gia đang phát triển so với các nƣớc phát triển trong khi các quốc gia này lại có khuynh hƣớng lạm phát cao và bất ổn. Một vài nghiên cứu tiêu biểu ở các nƣớc này có thể nói đến nhƣ : Garcia (1993:90- 91) đã tìm thấy giá trị của hiệu ứng Fisher với dữ liệu lạm phát và lãi suất tại Braxin trong giai đoạn 1973 đến 1990. Hay với Carneiro, Divino và Rocha (2002:95) cũng nhƣ Phylaktis và Blake (1993:591) đã tiến hành kiểm định giả thuyết Fisher cho 3 nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao là: Braxin, Mexico, Argentina. Phylaktis và Blake (1993:598) đã tìm thấy bằng chứng mạnh cho mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng. Còn Carneiro, Divino và Rocha (2002:96) chỉ chấp nhận giả thuyết Fisher ở 2 nƣớc là Braxin và Argentina.

Thomton (1996: 256) cũng đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục của hiệu ứng Fisher giữa lãi suất danh nghĩa của trái phiếu 91 ngày và tỷ lệ lạm phát hàng quý trong khoảng thời gian 1974 đến giữa năm 1978 tại Mexico. Jorgensen và Terra (2003:9) với mơ hình VAR ở 7 nền kinh tế Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico,

Peru and Venezuela). Nhƣng chỉ đƣợc chấp nhận mối quan hệ này ở Mexico và Argentina.

Cooray (2002-2003: 29-36) với dữ liệu trái phiếu 3 tháng và lạm phát kỳ vọng trong giai đoạn 1952-1998 đã đi đến kết luận lãi suất phản ứng khá chậm với lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ là một nhân tố tác động mạnh đến lãi suất trong ngắn hạn.

Và gần đây nhất là cuộc nghiên cứu của Mitchell Innes (2006) về mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa ở Nam Phi với dữ liệu lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm để tiêu biểu cho lãi suất ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn tháng 4/2000 đến tháng 7/2005 với mục tiêu kiểm định xem hiệu ứng Fisher có hiệu lực với khn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu hay không. Kết quả cho thấy mối quan hệ này trong ngắn hạn không đƣợc chấp nhận. Điều này là do những ảnh hƣởng của cơ chế lan truyền của chính sách tiền tệ và ám chỉ lãi suất ngắn hạn là một chỉ số để thể hiện quan điểm của chính sách tiền tệ. Trong dài hạn, kết quả cho thấy có một quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa lãi suất dài hạn và lạm phát kỳ vọng. Và hệ số này nhỏ hơn 1, đây sẽ là một thơng tin đóng góp đáng tin cậy trong việc áp dụng khn khổ lạm phát mục tiêu.

1.3.2.3 Một số nghiên cứu trong nƣớc

Về các cuộc nghiên cứu trong nƣớc, thực tế có rất nhiều các bài báo, đề tài luận bàn về hai chỉ số kinh tế này của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, đề tài để đi sâu vào việc kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong một giai đoạn nhất định là khá hiếm hoi. Và một bằng chứng thực nghiệm đã đƣợc tìm thấy trong đề tài “ Phân

tích lãi suất danh nghĩa và lạm phát trong đổi mới tài chính ở Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Trọng Hoà. Bài viết này đã thực hiện cuộc kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm của 4 ngân hàng thƣơng mại lớn ở Việt Nam và tỷ lệ lạm phát (CPI) theo số liệu của Tổng cục thống kê trong giai đoạn 1992-2002. Mơ hình kiểm

định của bài viết là mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM cùng với kiểm định nhân quả Granger. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy lạm phát gây ra sự thay đổi của lãi suất danh nghĩa trong khi đó lãi suất khơng thể giải thích đƣợc lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng lên 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng tƣơng ứng là 1.31%.

Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu “Lạm phát Việt Nam, nguyên nhân căn bản và

giải pháp kiềm chế trong thời gian tới”, Thạc sĩ Lê Quốc Hƣng đã sử dụng mơ hình

hiệu chỉnh sai số dạng Vectơ (VECM) để đánh giá tác động của các nhân tố tới chỉ số CPI. Các nhân tố đƣơc đề xuất trong mơ hình là: kỳ vọng về lạm phát của dân chúng; tốc độ tăng cung tiền;nhập khẩu hàng hố; chi tiêu Chính phủ và lãi suất. Mơ hình sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn: tháng 1/1995 đến tháng 2/2011 trên 164 quan sát sau khi điều chỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số CPI ở Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi kỳ vọng lạm phát của công chúng với hệ số co giãn là (+0.49) và nhân tố tác động lớn đứng thứ hai so với các nhân tố khác là chi tiêu Chính phủ với hệ số co giãn là (+0.06). Nhân tố tác động đứng thứ ba là nhân tố tốc độ tăng cung tiền với hệ số co giãn là (+0.05). Tiếp đến là nhân tố nhập khẩu hàng hoá với (hệ số co giãn là +0.02). Cuối cùng là nhân tố lãi suất với hệ số co giãn trong mơ hình (-0.0013). Điều này cho thấy lãi suất ở Việt Nam trong giai đoan đối mới tác đơng rất ít đến lạm phát.

Tóm lại, những cuộc nghiên cứu thực hiện ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển đã đƣa đến những kết quả trái chiều nhau. Mặc dù nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ dƣơng trong dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Một vài nghiên cứu có thể thiết lập mối quan hệ với tỷ lệ 1: 1 nhƣ giả thuyết của hiệu ứng Fisher (1930). Về sau cũng có một vài nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng ( mạnh / yếu) của hiệu ứng Fisher và phân biệt giữa hai dạng của hiệu ứng Fisher. Dạng tƣơng quan yếu hay hiệu ứng từng phần đƣợc thể hiện qua hệ số tƣơng quan dài hạn nhỏ hơn 1. Đây là hình thức phổ biến nhất trong các lịch sử nghiên cứu. Hình thức thứ hai đƣợc xem là tƣơng quan mạnh của hiệu ứng Fisher, đƣợc thể hiện

bằng hệ số dài hạn bằng 1 hoặc lớn hơn 1 giữa sự điều chỉnh của lãi suất danh nghĩa trong sự biến động của lạm phát kỳ vọng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc, tác giả đã tổng hơp và khái quát những lý luận cơ bản về những vấn đề chung của lãi suất và lạm phát nhƣ: cơ chế hình thành lãi suất, các nhân tố tác động đến lãi suất cũng nhƣ bản chất của lạm phát và các nhân tố tác động đến lạm phát.

Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất không thể không nhắc đến Irving Fisher với hiêu ứng Fisher. Ngƣời đầu tiên khái quát mối quan hệ này và đặt tiền đề cho các cuộc nghiên cứu về sau. Mặc dù hiệu ứng Fisher đã đƣợc chấp nhận rộng rãi ở một số quốc gia. Nhƣng vẫn cịn rất nhiều tranh cãi về tính thuyết phục của hiệu ứng này và hệ số tỷ lệ về mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa. Từ những bằng chứng thực nghiệm của những cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất ở các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển đã đề cập ở trên, ta có thể đi đến kết luận chung rằng phần lớn các cuộc nghiên cứu đều thừa nhận mối quan hệ tác động dƣơng của lạm phát kỳ vọng lên lãi suất danh nghĩa.

Về các cuộc nghiên cứu trong nƣớc, cũng có khơng ít sách báo tham khảo luận bàn về mối quan hệ giữa hai biến số này. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu thƣờng chỉ xuất hiện dƣới dạng một bài báo phân tích hay đƣa ra các nhận định về chính sách điều hành tiền tệ trong nƣớc, các giải pháp kiềm chế lạm phát bằng con đƣờng lãi suất hay rộng hơn nữa là các nhân tố tác động đến lạm phát. Nhƣng hầu nhƣ chƣa có những bài viết đi sâu vào việc kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)