Diễn biến về lãisuất tại Việt Nam trong giai đoạn này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại việt nam (Trang 52 - 58)

Tháng 8/2000,cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND đƣợc chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản; lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cũng đƣợc điều chỉnh tăng, giảm phù hợp mục tiêu điều tiết lƣợng vốn huy động và cho vay tín dụng hàng năm.

Năm 2001, lãi suất từng bƣớc đƣợc điều hành theo hƣớng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT. Từ năm 2003, việc điều hành CSTT chuyển biến theo hƣớng nới lỏng một cách thận trọng. Lãi suất tái cấp vốn đƣợc điều chỉnh dần là lãi suất trần; lãi suất chiết khấu đƣợc điều chỉnh là lãi suất sàn của thị trƣờng; lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở đƣợc đƣợc điều chỉnh linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn với lãi suất chiết khấu.

Từ tháng 12/2005, lãi suất cơ bản của NHNN tăng lên 8.25%/năm (0.6875%/tháng) so với mức 7.8%/năm (0.65%/tháng) trƣớc đó. Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 0.5%/ năm , lãi suất chiết khấu cũng tăng thêm 0.5%/năm. Đây là lần thứ ba trong năm 2005, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN đều tăng lên. Các loại lãi suất chủ đạo trên của NHNN khơng có tác động trực tiếp đến lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thƣơng mại, nhƣng có tác động gián tiếp đến lãisuất trong nền kinh tế.Việc tăng lãi suất cơ bản cho thấy NHNN phát tín hiệu tăng lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ. Còn việc tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu chứng tỏ NHNN thực hiện định hƣớng thắt chặt tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát.

Trong nhiều năm trƣớc, mặc dù lãi suất thị trƣờng có nhiều biến động nhƣng lãi suất cơ bản gần nhƣ không biến động.Năm 2008 có thể đƣợc coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng và việc NHNN có những điều chỉnh lãi suất cơ bản và các mức lãi suất khác theo định hƣớng thị trƣờng với một độ nhanh nhạy khiến nhiều ngƣời bất ngờ, đặc biệt là trong thời gian cuối năm. Trên cơ sở một mức tăng lạm phát kỷ lục trong nhiều năm gần đây, sự thiếu hụt vốn khả dụng của nhiều ngân hàng đặc biệt là NHTMCP nhỏ, cuộc chạy đua thu hút vốn giữa các ngân hàng bùng phát vào giữa tháng 5 và tháng 6 đƣa lãi suất liên ngân hàng đạt đến đỉnh với kỷ lục 43%, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng ở mức 19%-20%. Cuộc đua này chỉ thoái trào vào tháng 7/2008 với việc vốn khả dụng nhiều ngân hàng trở nên đảm bảo cùng với các biện pháp can thiệp mạnh tay của NHNN.

Kể từ tháng 9/2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thối tồn cầu, NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản. Theo đó, các NHTM đã “phải” liên tục điều chỉnh lãi suất huy động - lãi suất cho vay.

Tính riêng trong năm 2008, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản và các lãi suất tƣơng ứng (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu), 5 lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và 5 lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi bắt buộc ( 3 lần tăng, 2 lần

giảm). Lãi suất tăng rất nhanh những duy trì bền hơn trong những tháng đầu năm (tháng 2 - tháng 5 với lãi suất cơ bản 8,75%/năm; tháng 7-10 với lãi suất cơ bản 14%/năm). Trong khi đó, về cuối năm mức cắt giảm lãi suất là nhẹ nhàng hơn nhƣng với nhịp độ rất cao trong đó 2 tháng cuối năm cắt lãi suất với nhịp độ 2 lần/1 tháng.

Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hƣởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trƣớc những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trƣờng tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và kiềm chế lạm phát trong những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trƣớc sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trƣờng tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, NHNN đã từng bƣớc bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thể, NHNN đã ban hành một số thông tƣ sau:

- Thông tƣ 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại TCTD.

- Thông tƣ 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của các TCTD với khách hàng

- Thông tƣ 12/2010/TT-NHNN hƣớng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt nam đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận do NHNN Việt Nam ban hành.

Tuy nhiên, trong năm vừa qua, chính sách điều hành cũng nhƣ chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế

vĩ mơ của Chính phủ. Vì vậy, cơng tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Nhìn chung, lãi suất thị trƣờng vẫn nằm ở mức cao. Lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Bảng 2.1 Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010

Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %)

Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng

31/12/09 10.29 10.289 10.35 10.37 10.36 10.37 10.367 10.387 10.38

26/06/10 11.19 11.28 11.38 11.468 11.47 11.51 11.29 11.32 11.32

31/12/10 13.68 13.69 13.65 13.34 13.05 13.38 12.32 12.34 12.35

(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)

Lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Vì vậy, đến tháng 7/2010, để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trƣờng, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trƣờng theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận đƣợc với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trƣởng tín dụng có xu hƣớng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, trƣớc sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới đƣợc thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hƣớng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Trƣớc tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dƣới nhiều hình thức, NHNN đã phải

trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức, sẽ khơng vƣợt q 14%/năm. Nhƣ vậy, mặc dù đã cho phép các ngân hàng đƣợc áp dụng lãi suất thỏa thuận nhƣng trƣớc việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính.

Về lãi suất ngoại tệ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).

Bảng 2.2 Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010

Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %) Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/09 2.73 2.87 3.2 3.42 3.53 3.693 3.86 3.886 3.91 26/06/10 3.4 3.61 3.9 4.04 4.15 4.21 4.39 4.33 4.39 31/12/10 3.96 4.21 4.56 4.76 4.7 4.76 4.89 4.689 4.73 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn) Về lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực và ngành nghề nhƣng nhìn chung vẫn cịn ở mức khá cao.

(Nguồn tổng hợp của NHNN Việt Nam)

Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện ba phân khúc: trƣớc khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN thì lãi suất cho vay nằm ở mức dao động 12% -15%; các tháng giữa năm bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban

hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trƣơng hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và hai

tháng cuối năm thì lãi suất cho vay tăng cao trở lại ở mức dao động khoảng 14,5 – 18% do những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô.

Bƣớc sang năm 2011, trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay VND ở mức cao, nhiều TCTD có lãi suất huy động thực tế trên 14%/năm. Với việc tăng cƣờng thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn của NHNN đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Từ tháng 9 đến nay, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Nhiều NHTM đã giảm lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, phổ biến ở mức 15-17%/năm, giảm so với mức phổ biến từ 18-21%/năm trƣớc khi triển khai Hội nghị toàn ngành ngày 07/9; một số trƣờng hợp doanh nghiệp vay vốn nhằm khắc phục hậu quả bão lụt hoặc doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán ngoại tệ cho TCTD đƣợc vay vốn với mức lãi suất khoảng 13,5-14,5%/năm. Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thấp nhất là 17%/năm (mức phổ biến là 18-21%/năm).

Nhƣ vậy, sau 8 năm với nhiều biến động trên thị trƣờng một lần nữa lãi suất huy động đồng Việt nam trở về 9%/năm trên biểu niêm yết.

Từ những diễn biến thực tế lãi suất và lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta sẽ tiến hành xây dựng mơ hình kiểm định để đánh giá lại thực sự giữa hai biến số kinh tế này có mối quan hệ với tƣơng tác với nhau hay không? Mức độ và khuynh hƣớng tác động nhƣ thế nào? Hiệu ứng Fisher có thực sự có ý nghĩa với dữ liệu khảo sát tại Việt Nam hay không?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại việt nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)