Hậu quả và tai hại của các hành vi sai trái:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 62 - 63)

Columbia/HCA đã phải chịu một sự giảm sút nghiêm trọng về giá cổ phiếu và doanh thu sau khi bị phát hiện lừa đảo Chính phủ một cách hệ thống trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các nhân viên và các khách hàng cũng phàn nàn rằng công ty khơng quan tâm đến lợi ích của họ trong những hoạt động của mình. Các nhân viên phải làm việc vượt quá khả năng của họ, và khách hàng( các bệnh nhân) phải chi trả cho các dịch vụ họ không cần hoặc bị chuyển sang một bệnh viện khác nếu họ khơng có khả năng chi trả. Khi những hành vi sai trái này của công ty bị đưa ra cơng luận, danh tiếng của tập đồn đã bị huỷ hoại hồn tồn chỉ trong vài tháng.

Cơng ty Sears cũng phải chịu sự giảm sút này vì các chi nhánh sản xuất ô tô của công ty đã bán những bộ phận không cần thiết trong các cửa hàng sửa chữa của mình.

Beech –Nut đã để mất khách hàng sau khi bán một sản phẩm nước quả ép đề ngoài nhãn là 100% nguyên chất nhưng thực ra chỉ là các chất hố học có mùi táo.

Tuy nhiên: Chỉ mình đạo đức khơng thôi sẽ không thể mang lại

những thành cơng về tài chính nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức phục vụ cho tất cả.

Phần 3. Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – thực tại và giải pháp:

A. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và tịan cầu hóa vào năm 1991. Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung, những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới. Trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức được coi là những hành vi tuân thủ lệnh cấp trên. Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng, để mua được đã là rất khó, nên khơng ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vì cầu vượt q cung, chất lượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám than phiền. Vào thời gian đó, các ngành cơng nghiệp của Việt Nam chưa phát triển, có rất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nên không cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ. Hầu hết lao động đều làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và chế độ lương thưởng đều thống nhất và đơn giản.

Tìm được việc làm trong cơ quan Nhà nước là rất khó khăn nên khơng có chuyện đình cơng hay mâu thuẫn lao động. Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước nên những phạm trù trên là không cần thiết.

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an tồn thực phẩm, đình cơng, thị trường chứng khốn… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Qua kết quả phân tích các số liệu điều và những tài liệu thu thập qua sách báo, chúng ta có thể rút ra được những kết luận sau về thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w