Kim ngạch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

1.3. .6 Đối với nhà xuất khẩu

2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Những thành tựu thu được trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có

sự đóng góp to lớn của những thành công gặt hái được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường, đặc biệt là những kết quả trong lĩnh vực thương mại. Nếu như trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 30 tỷ USD, sau 5 năm gia nhập WTO, đã đạt được mức gần 100 tỷ USD; tốc độ

tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2007 – 2012 là 19,25%/năm, cao hơn mức 18,1%/năm của giai đoạn 2001 – 2005.

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2012 được thể hiện theo hình dưới đây Đơn vị tính: tỉ USD 48.6 62.7 111.3 -14.1 62.7 80.7 143.4 -18 57.1 69.9 127 -12.8 72.2 84.8 157 -12.6 96.9 106.7 203.6 -9.8 114.6 114.3 228.9 0.3 -50 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 2012 XK NK Kim ngạch XNK Nhập siêu

Hình 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2012

(Nguồn:Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước 2007-2012)

Trên thực tế, Việt nam là nước có cán cân thương mại thâm hụt, nhập siêu giai

nhu cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, nhất là vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu

ngoại tệ để trả nợ trong doanh nghiệp tăng cao. Điều này vơ hình chung đã đặt áp lực lên hệ thống ngân hàng, cần phải cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, giảm căng thẳng trên thị trường ngoại hối.

Có thể thấy, cán cân thương mại- bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế, là một chỉ tiêu có tầm quan trọng với bất kỳ nền kinh tế nào. Cán cân thanh toán được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng là những yếu tố quan trọng trong việc

củng cố nguồn lực của quốc gia, tạo lòng tin mạnh mẽ cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những ưu tiên của đất nước trong thời kỳ hội nhập, tạo nguồn cung ổn định về ngoại tệ để nhập khẩu phục vụ sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đẩy mạnh xuất khẩu có phần đóng góp khơng nhỏ của lĩnh vực thanh tốn quốc

tế. Kinh doanh hợp tác trong mơi trường quốc tế đầy năng động nhưng cũng khơng ít những rủi ro, buộc các nhà ngoại thương Việt Nam không ngừng nâng cao những hiểu biết tập quán, phương thức trao đổi hiện đại, hoàn thiện các kỹ năng, nghiệp vụ ngoại thương để hạn chế những thiệt thòi trong giao thương quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)