2.2. Nền kinh tế và nguyên nhân buộc các ngân hàng thương mại phải tăng
2.2.1. Sơ lược bối cảnh kinh tế năm 2010
a. Bối cảnh kinh tế trong nước:
Lạm phát cao vượt dự kiến: Lạm phát cao đã khiến người dân khơng cịn muốn
cất giữ tiền mặt, thay vào đó đầu tư các tài sản có tính thanh khoản tốt và thường
tăng theo lạm phát là USD và vàng. Vì vậy, các ngân hàng khơng những khó huy động vốn mà tiền tiết kiệm được rút ra để đầu tư vào các tài sản có tính an tồn cao hơn.
Chính sách tiền tệ thắt chặt: Ngày 5/11, NHNN quyết định điều chỉnh các lãi
suất thêm 1%, lãi suất cơ bản lên 9%, lãi suất tái cấp vốn lên 9%, lãi suất tái chiết khấu lên 7%. Động thái này cho thấy NHNN đang sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để phịng chống lạm phát. Trong thời gian qua, NHNN cũng đã hạn chế cung tiền qua thị trường mở.
lãi suất cao không làm giảm tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do đầu
tư khu vực nhà nước tăng lên rất mạnh và đã kéo mặt bằng lãi suất lên cao.
Sức ép từ Thông tư 13: Năm 2010, hệ thống ngân hàng chịu sức ép bởi việc
phải thực hiện một loạt chính sách theo quy định của NHNN. Thơng tư 13 quy định các ngân hàng phải tăng hệ số an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 8% lên 9%, đồng thời nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán lên 250%. Cũng theo thông tư này, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cho vay.
Năm 2010 cũng là hạn chót các ngân hàng thương mại buộc phải tăng vốn điều
lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng. Do một loạt nguyên nhân, đến giữa tháng 12/2010 vẫn còn gần một nửa trong số 23 ngân hàng từ đầu năm 2010 chưa tăng đủ vốn điều lệ theo quy định. NHNN đã phải lùi thời điểm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng
thêm 1 năm, đến ngày 31/12/2011. Quyết định này đã giải tỏa được áp lực tăng vốn
đang đè nặng lên các ngân hàng chưa tăng đủ vốn. Tuy nhiên, quyết định này cũng
cho thấy sự thiếu nhất quán trong các chính sách của NHNN và hiện trạng khó khăn của hệ thống tài chính.
Hiện nay, với việc lãi suất tăng cao và sự phục hồi chậm của nền kinh tế các ngân hàng phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên đến 2,4% vào tháng 8/2010, từ mức 1,9% vào cuối năm 2009. Ngoài ra, khoản nợ hơn 20.000 tỷ đồng của khoảng 10 ngân hàng thương mại trong nước cho Vinashin vay cũng có
nguy cơ biến thành nợ xấu bất kỳ lúc nào. Như vậy, có thể thấy nợ xấu vẫn là mối
lo ngại thực sự đối với các ngân hàng Việt Nam.
Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm của 6 ngân
hàng thương mại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 trong năm 2010, Moody’s hạ mức tín
nhiệm của một số ngân hàng Việt Nam do rủi ro của các ngân hàng đang tăng lên.
b. Bối cảnh hệ thống ngân hàng trên thế giới:
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bóng
tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài
chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự
giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay
quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983
tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho
giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3
Năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo
Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ.
Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay để củng cố.
Ở Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ
Hà Lan cho vay.
Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu
những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức.
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan. a. Theo quy định của pháp luật.
Một là, tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an tồn của TCTD.
Theo Điều 4 Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, TCTD phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (riêng
lẽ và hợp nhất) 9% giữa VTC so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD. VTC của các NHTM hiện nay chủ yếu là vốn cấp 1, vốn cấp 2 có thể tính được nhưng phức tạp hơn vì cần bảng cân đối kế tốn chi tiết và vì có liên quan đến những khoản mục
định giá lại như tài sản cố định hay giá chứng khốn. Trong khi đó, tài sản có tăng
rất nhanh tập trung chủ yếu vào dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an toàn vốn giữa VTC so với tài sản “Có” rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế là 8% (đang được dự đốn sẽ có sự thay đổi lớn lên đến 16%) của các NHTM ngày càng giảm xuống. Mặt khác các NHTM thông được đầu tư quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Do đó, để hiện đại hóa cơng
nghệ thì NHTM phải thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ.
Hai là, tăng vốn là điều kiện cần để mở thêm chi nhánh. Theo điểm g) khoản
2 Điều 6 Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 của Thống đốc
NHNN thì số chi nhánh NHTM được mở phải đảm bảo:
100 tỷ x N1 + 50 tỷ x N2 < C
Trong đó:
- C là vốn điều lệ của ngân hàng thương mại (tính bằng tỷ Đồng Việt Nam).
- N1 là số chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- N2 là số chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại đơn vị hành chính ngồi thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, tăng vốn để mở rộng loại hình sản phẩm dịch vụ. Theo quy định của
cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng thương mại, trong khi quy mô vốn của mỗi dự án ngày càng lớn và nhu cầu
của khách hàng ngày càng cao. Do đó, buộc các NHTM phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của Doanh nghiệp, giữ chân khách hàng truyền thống, khách hàng kinh doanh có hiệu quả sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng.
Bốn là, tăng vốn để đảm bảo lộ trình tăng vốn nhằm đáp ứng mức vốn pháp
định tổi thiểu theo quy định của Chính phủ đã đề cập ở mục 2.1.3. đề tài này.
b. Theo quy luật phát triển kinh doanh.
Trong quá trình phát triển kinh doanh, nhằm đa dạng hóa dịch vụ theo thơng lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập cũng như tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro, các NH TMCP ngày càng mở ra nhiều cơng ty trực thuộc. Vì vậy, các NH TMCP phải
tăng thêm vốn để cấp cho các công ty trực thuộc như cơng ty chứng khốn, cơng ty
cho th tài chính, cơng ty kiều hối, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,…. Nếu ngân hàng thành lập nhiều công ty trực thuộc mà khơng có vốn đủ mạnh thì rất khó
phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty này khi tham gia sân chơi với tư cách là một thành viên mới.
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan.
a. Quy mơ vốn của các NHTM Việt Nam cịn nhỏ.
Bảng 2.6 cho thấy mối quan hệ so sánh về quy mơ vốn của một NHTM trung bình và lớn trong khu vực.
Bảng 2.6: Quy mô VĐL của một số NHTM năm 2009 của các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn INDONESIA MALAYSIA
Bank Mandiri 2.122 Maybank 4,102
Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2,382
Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476 Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1,179
Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128
VIETNAM THAILAND
Vietinbank 577 Bangkok Bank 3,178
BIDV 724 Siam Commercial Bank 2,189
Vietcombank 621 Kasikornbank 1,996
Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837
Sacombank 344 Siam City Bank 853
ACB 401 Thai Military Bank 802
Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771
PHILIPINES SINGAPORE
Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9,623
Metropolitan Bank Et
Trust Company 704 United overseas Bank 6,297
Equitable PCI Bank 464
Oversea - Chinese Banking
Corporation 5,589
Nguồn: www.thebanker.com/top1000
Như vậy, có thể thấy quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá
nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, 4 NHTM có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 15 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần 160 triệu USD), số còn lại thấp nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) đang tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào 2010.
Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc
USD và Ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Hiện nay, mức vốn bình quân
của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD;
Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.
Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mơ trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.
b. Mục đích tăng thặng dư vốn.
Các NHTM muốn tăng thặng dư vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Ý muốn chủ quan này bắt nguồn từ năm 2006 và năm 2007, khi đó giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng rất nhanh, dường như theo cấp số nhân. Chính điều này đã tác động đến tâm lý của hầu hết các Doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói
riêng. Hàng loạt các ngân hàng xin phép Ngân hàng Nhà nước về kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, và kết quả là các ngân hàng tăng vốn và thu về một giá trị thặng dư đáng kể.
c. Ảnh hưởng domino.
Hiện tượng domino đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định tăng vốn của
ngân hàng. Một ngân hàng tăng vốn thì các ngân hàng khác cũng nhìn vào đó để lên kế hoạch tăng vốn mặc dù mới chỉ định hướng được kế hoạch sử dụng vốn chứ chưa định hình lên được các hoạt động cụ thể. Điều này rất nguy hiểm bởi tăng vốn
gắn liền với áp lực phải quản trị ở một quy mô lớn hơn, sử dụng vốn phải hiệu quả
để duy trì hoặc tăng cổ tức trả cho cổ đơng. Đã có rất nhiều bài học về sự thất bại
khi quy mô vốn tăng lên nhưng năng lực của nhà quản trị không xứng tầm. Đặc biệt, với những ngân hàng có cố phiếu niêm yết trên sàn thì chỉ cần một thơng tin sai lệch hay một quyết định sai lầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị giá vá sự bền vững của ngân hàng.
2.2.3. Tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại.
Trong số các ngân hàng cần tăng vốn để đạt 3.000 tỷ, rất ít ngân hàng đã hồn thành việc này như Đại Tín, Phương Nam... Tuy nhiên, đa số các ngân hàng
vẫn đang trong giai đoạn phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Thậm chí, có ngân hàng chỉ mong đạt mốc 2.000 tỷ, trong khi mức yêu cầu tối thiểu là 3.000 tỷ.
Kết thúc đợt chào bán trong tháng 11/2010, ngân hàng Nam Việt đã chào bán thành công 82 triệu cổ phần, tăng vốn lên 1.820 tỷ đồng; ngân hàng Gia Định tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào ngày 11/11/2010; ngân hàng Kiên Long cũng tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng
Thậm chí, mới đây, một loạt ngân hàng mới được cấp giấy chào bán cổ phiếu
như: Tiên Phong (Tienphongbank) công bố phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 2.000 lên 3.000 tỷ đồng, với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 (mỗi cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ
phiếu mới); ngân hàng Phương Tây (Western Bank) phát hành 100 cổ phiếu tương
đương 1.000 tỷ đồng ra công chúng cũng để tăng vốn từ 2.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng
Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín
(Vietbank) đã được NHNN chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, nhưng việc chào
bán hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể. Theo các chuyên gia, với thực tế này, các ngân hàng sẽ khó có thể hồn thành đúng hạn tăng vốn vào 31/12, nhất là trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán đang trầm lắng và cổ phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn.
Trong khi nhu cầu tăng vốn đang lớn thì khơng ít ngân hàng lại đối mặt với tình trạng các cổ đơng xin thối lui hoặc không mặn mà với cổ phiếu mới, như một số cổ đông hiện hữu của BaoVietBank đến hết hạn nộp tiền vẫn không thực hiện quyền mua cổ phiếu tăng vốn của mình.
Cổ đơng lớn của Navibank là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã quyết định thoái vốn khỏi ngân hàng này. Trước đó, Vinatex với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 11% đã quyết định thoái vốn khỏi GiaDinhBank. Cịn tại PGBank, một cổ đơng lớn là Cơng ty CP Xây lắp III Petrolimex (Penjico) đã "từ chối" quyền mua cổ phần phát hành thêm và chuyển quyền mua cổ phần PGBank cho cổ đơng của mình
(*) Các ngân hàng khó tăng vốn đúng lộ trình lên 3.000 tỷ trong năm 2010.
Nguồn: http://www.nganphu.com/vn/securities-150-273/thang-12-cac-ngan-hang-can-hon- 10000-ty-dong-tang-von.htm
Sau đợt kiểm tra của NHNN về quá trình tăng vốn của các Ngân hàng theo
Nghị định 141 trong năm 2010, kết quả như sau:
Bảng 2.8: Thống kê Vốn pháp định
Loại hình tổ chức tín dụng Vốn pháp định Số TCTD chưa đạt chuẩn
NHTM nhà nước 3.000 tỷ đồng 1/5
NHTM cổ phần 3.000 tỷ đồng 23/37
Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng 5/5