Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2014-2020

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 89 - 92)

Nguồn: IMF (2020b) Dựa vào Hình 3.2 cho thấy sự biến động của tỷ giá chính thức của NHNN rất khác biệt trước quý 4 năm 2016 và sau quý 4 năm 2016. Trước Quý 4 năm 2016, tỷ giá chính thức USD/VND của NHNN biến động theo đường bậc thang và bị xuống bậc sau mỗi lần điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá của NHNN (Tức là tăng tỷ giá USD/VND). Nhưng sau quý 4 năm 2016, tỷ giá chính thức USD/VND biến động liên tục trong từng ngày theo công bố của NHNN. Xu hướng chung của sự biến động này cũng theo chiều hướng tăng tỷ giá USD/VND. Tỷ giá hối đối chính thức của NHNN trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay dao động trong biên độ 3%. Tỷ giá liên ngân hàng biến động luôn sát với đường cận dưới của tỷ giá chính thức và lớn hơn so với tỷ giá chính thức. Tỷ giá thị trường có những thời điểm vượt lên so với tỷ giá liên ngân hàng. Cho

thấy áp lực mất giá VND vẫn rất cao. Tuy nhiên vẫn có những thời điểm có áp lực giảm tỷ giá như vào tháng 7 năm 2018 khi đó NHNN can thiệp bằng cách mua ngoại tệ trong nền kinh tế để hạn chế sự mất giá của đồng đô la Mỹ trong khi lãi suất ngắn hạn tăng gần tỷ lệ repo.

3.1.2. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam

Về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có sự biến động khá lớn do chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công năm 2010 tại khu vực Châu Âu và gần đây nhất là đại dịch Covid- 19 lan rộng tồn thế giới. Khơng chỉ nền kinh tế Việt Nam bị chịu tác động mà nền kinh tế thế giới cũng bị tác động khơng nhỏ. Điều này ta có thể thấy rõ dựa vào Hình 3.3 dưới đây:

Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: World Bank (2018) Hình 3.3 cho thấy giai đoạn 2008-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới xuống thấp kỷ lục trong giai đoạn 2000-2017 thậm chí đạt gần -2% năm 2009. Điều này cho thấy những tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đến nay đã trôi qua hơn 11 năm nhưng kinh tế thế giới vẫn biến động đầy bất ổn, tăng trưởng chậm. Và nền kinh tế thế giới lại bắt đầu có trạng thái rơi vào suy thối khi những tháng đầu năm

2020 tốc độ tăng trưởng GDP nhiều quốc gia rơi vào âm. Tăng trưởng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao, hoạt động thương mại suy giảm, dòng vốn có nhiều biến động, nợ cơng có xu hướng gia tăng mạnh,… là những hệ lụy vẫn tiếp tục kéo dài sang giai đoạn mới và khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với mn vàn khó khăn. Bức tranh màu xám của tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các nhóm nước. Điều này cũng khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị suy giảm theo. Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, năm 2005 là năm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục 7,55% và năm 2012 đạt mức thấp kỷ lục là 5,25%, đến hết năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trưởng trở lại đạt 7,1%. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới thấp kỷ lục và nền kinh tế Việt Nam cũng rơi xuống thấp chỉ sau năm 2012 đạt 5,4% (World Bank, 2018). Có một độ trễ về điểm đáy trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với nền kinh tế thế giới là do ngoài bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ thì nền kinh tế của Việt Nam cịn bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Đây là hai thị trường lớn trong top 4 thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam dẫn tới nền kinh tế bị ảnh hưởng. Qua phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy xu hướng biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá tương đồng với xu hướng biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đặc biệt là sau năm 2006. Điều này là do những chính sách thương mại của Việt Nam khiến nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập một cách rộng và sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng sẽ là nguyên nhân khách quan tác động lớn tới giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây cũng tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bởi đây là hai đối tác thương mại chính trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các công ty quốc tế đã chuyển các cơ sở sang Việt Nam để đáp ứng với chi phí gia tăng ở Trung Quốc và mong muốn đa dạng hóa các điạ điểm sản xuất. Hơn nữa Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w