Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 71 - 74)

2.4.1 Những ƣu điểm

Trong những năm qua, cùng với nỗ lực thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, VNPT Tây Ninh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, nộp NSNN, và chỉ tiêu phát triển thuê bao do Tập đoàn giao cho.

Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh so với các đối thủ cạnh tranh đó là việc phát huy lợi thế về qui mô doanh nghiệp (qui mô mạng lưới và các điểm cung cấp dịch vụ), biết tận dụng thế mạnh về mạng lưới và khách hàng truyền thống lớn, đồng thời duy trì được sự tận tụy và cố gắng của các CBCNV trong sự nghiệp phát triển để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Mạng lưới của VNPT Tây Ninh được liên tục đầu tư mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chất lượng mạng lưới, chất lượng các dịch vụ luôn được duy trì ổn định, đảm bảo thơng tin thơng suốt phục vụ phát triển KT-XH, chính trị, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai... Các dịch vụ mới được tích cực đẩy mạnh triển khai đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Giá cước các dịch vụ được điều chỉnh linh hoạt, theo sát nhu cầu thị trường với nhiều gói cước đa dạng, hấp dẫn. Thương hiệu và uy tín của VNPT Tây Ninh ngày càng được nâng cao trong cộng đồng xã hội. Đời sống của CBCNV của VNPT liên tục được cải thiện.

2.4.2 Những hạn chế bất cập

Tuy đạt được các kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, đứng vững và khẳng định được vị thế trong môi trường cạnh tranh, nhưng trong thực hiện các giải

pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, VNPT cũng không tránh khỏi các hạn chế bất cập đó là:

- Năng lực triển khai đầu tư, đổi mới cơng nghệ cịn chậm, e dè chờ đợi các cơ chế chính sách cho phép của Nhà nước nên việc triển khai các kế hoạch nâng cấp, mở rộng năng lực mạng lưới chưa đáp ứng được như tiến độ dự kiến.

- Cơ chế quản lý và điều hành vẫn chậm sửa đổi đặc biệt là cơ chế tài chính giữa Tập đồn và với ĐVTV hoặc giữa các ĐVTV với nhau còn hạn chế. VNPT chưa đi sâu vào đổi mới hạch toán nội bộ, hạch toán từng dịch vụ, từng cơng đoạn để tạo thế chủ động, kích thích tính năng động, nâng cao trách nhiệm, làm rõ hiệu quả đầu tư, kinh doanh từng đơn vị, từng dịch vụ. Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát còn chưa thường xuyên và chưa đạt được hiệu quả, còn để xảy ra những vụ việc vi phạm quy định quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

- Hoạt động cạnh tranh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, giá cước giảm nhanh, thị phần ngày càng bị chia sẻ, trong khi việc xoay chuyển để thích ứng với tình hình mới diễn ra chậm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của VNPT Tây Ninh. Chi phí ngày càng tăng cao do áp lực cạnh tranh và nhu cầu phát triển mạng lưới làm tăng giá thành trong khi doanh thu khơng tăng tương xứng, vì vậy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngày càng giảm.

- Lực lượng lao động nhiều về số lượng, nhưng cịn hạn chế về chun mơn, đặc biệt là các chuyên gia cao cấp về cả lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Công tác đào tạo chưa đem lại kết quả như mong đợi. Cơ chế tạo động lực cho người lao động, thu hút chất xám chưa đem lại hiệu quả. Tâm lý làm việc thiếu tích cực vẫn tồn tại khá phổ biến trong CBCNV; tính chủ động và dám chịu trách nhiệm trong cơng việc cịn hạn chế.

- Công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng chưa thật tốt; thị phần một số dịch vụ cơ bản giảm.

- Việc chấp hành kỷ luật tài chính của một số Trung tâm trực thuộc chưa nghiêm, tỷ lệ nợ đọng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt đơng sản xuất kinh doanh và các đánh giá về năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh, chúng ta thấy được những lợi thế cũng như các mặt hạn chế về khả năng cạnh tranh của đơn vị.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành cung cấp dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn Tây Ninh thì VNPT Tây Ninh có các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh vượt trội như cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, khách hàng hiện có, quan hệ tốt với chính quyền địa phương...nhưng cũng có những yếu tố cần phải tập trung nâng cao nội lực như nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực quản lý, cũng như nâng cao khả năng thích ứng với các yếu tố Văn hố xã hội, nhà cung cấp và sự thích ứng với việc đổi mới công nghệ.

Lý thuyết về cạnh tranh cho chúng ta thấy rằng bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thường xuyên đánh giá và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Để có thể đưa ra những giải pháp thực tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh, cần dựa trên việc đánh giá từng yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh và các đối thủ. Điều này sẽ giúp cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp và khả thi trong bối cảnh cạnh tranh hiện tại trên thị trường và năng lực của VNPT Tây Ninh

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT TÂY NINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)