, gia tăng lợi nhuận
1.5 Các nhân tố tác động đến CTTC và HQTC của NH
1.5.1.1 Tài sản cố định (Fixed Assets – FA):
Theo lý thuyết đánh đổi, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm của Titman &Wessels (1988), Rajan & Zingales (1995) đều cho thấy tài sản hữu hình có tương quan (+) với CTV của DN. Điều này được lý giải là các tài sản hữu hình rất hữu ích trong việc thế chấp để vay nợ theo yêu cầu của các TCTD hoặc phát hành các chứng khoán nợ có đảm bảo. Mặt khác, các tài sản hữu hình khá an tồn, có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn, giá trị thanh lý của DN được bảo đảm hơn và giảm thiệt hại trong trường hợp DN phá sản, điều này làm an lòng các trái chủ của DN. Vì vậy, các DN có tài sản hữu hình càng nhiều càng có điều kiện thuận lợi để gia tăng nợ trong CTV.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Bevan A.A và Danbolt, J.(2002) thực hiện trên dữ liệu các công ty niêm yết ở Anh quốc năm 1991, đã cho thấy mối quan hệ đa chiều: Tài sản cố định nghịch biến (-) với nợ ngắn hạn, nhưng có tương quan thuận (+) với nợ dài hạn, và tổng nợ với mức ý nghĩa 1%.
Đối với các NH TMCP VN, giá trị tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, trung bình khoảng 15% giá trị tổng tài sản. Nhưng tổng tài sản NH thường rất lớn so với các DN thuộc ngành nghề khác, vậy nên, tài sản cố định bao gồm: cơ sở hạ tầng, cơng nghệ NH lõi… cũng có giá trị rất lớn. Khác với DN phi tài chính, NH ít dùng các tài sản trên như là tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của mình, mà thơng qua việc trích khấu hao hàng năm theo quy định đối với từng loại tài sản, NH có thể gia tăng lợi ích tấm chắn thuế phi nợ (được tính bằng giá trị khấu hao nhân (x) thuế suất thuế thu nhập DN). Tấm chắn thuế phi nợ có mối tương quan nghịch (-) với địn bẩy tài chính.