Chương 3 : Mơ hình nghiên cứu và phương pháp phân tích
5.1 Các định hướng về phát triển dịch vụ thuế đến năm 2015
5.1.1 Mục tiêu.
Dựa trên quyết định số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011-2020, Bộ Tài chính đã chính thức cơng bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015. Theo đó mục tiêu cải cách hệ thống thuế theo hướng hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế.
5.1.2 Nội dung định hướng.
- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế: Nghiên cứu
áp dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế để người nộp thuế biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của cơng chức thuế; Hồn thiện bộ phận “một cửa” đảm bảo phục vụ tốt người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình
tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đồng thời cộng đồng xã hội nhận thức được công tác thuế là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
tuân thủ đối với người nộp thuế: xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quản lý rủi ro, nhằm giảm bớt phiền hà cho NNT, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp khơng tn thủ pháp luật thuế, góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT và đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế; tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.
- Tập trung xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực: phù hợp với yêu cầu
thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính và liêm chính của cán bộ, cơng chức thuế.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế; phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế: mở rộng diện doanh
nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hồn thuế... qua hình thức điện tử; Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế, mã số Hải quan thống nhất; nghiên cứu kết nối thơng tin, từng bước tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế, quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp và cơ sở dữ liệu
quản lý đất đai của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.