1.3.1 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh nghiệp
Phƣơng pháp phân tích theo cấu trúc thị trƣờng: Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét theo năm yếu tố của môi trường kinh doanh kinh tế vi mơ theo mơ hình cạnh tranh của Porter đó là: các đối thủ cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ thay thế; các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào; sức mạnh của người mua; các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Phƣơng pháp phân tích trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh: Phân tích lợi
thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm. Một trong những lợi thế so sánh này là lợi thế về chi phí thấp. Chi phí thấp mới chỉ là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh. Sự phát triển kinh doanh năng động sẽ tận dụng được lợi thế so sánh về chi phí, từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh về chất. Các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong chu trình sản xuất kinh doanh: từ giai đoạn trước sản xuất (xác định và thiết kế sản
phẩm, mua công nghệ và nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động, nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng), và sau sản xuất (bao gói, nhãn hiệu, giao nhận kịp thời có chất lượng, liên kết thương mại (theo kiểu liên doanh, đối tác chiến lược hay ký kết hợp đồng), tiếp thị, tiếp cận thị trường nước ngoài) cũng là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện và nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp phân tích theo quan điểm tổng thể: Phân tích theo quan điểm
tổng thể yêu cầu giải đáp ba vấn đề cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động và nó chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Mơi trường bên trong doanh nghiệp chính là các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, có vai trị quyết định trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô.
Hình 1: Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo quan điểm tổng thể
1.3.2 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp doanh nghiệp
Nội dung phƣơng pháp: Coi năng lực cạnh tranh là một hệ phương trình phụ
thuộc vào nhiều biến số. Các biến số chính là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: các biến số về nguồn lực và năng lực quản trị
Các yếu tố nội lực Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô Các yếu tố môi trường kinh tế vi mô Năng lực cạnh tranh của DN
chiến lược. Khi đó cơng thức để tính giá trị năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: F(b) = ∑(ai x bi), i = 1-n. Trong đó:
F(b): là biểu hiện giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
ai: là các hệ số thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
bi: là biến số biểu hiện thay đổi năng lực cạnh tranh. Giá trị bi là giá trị của các chỉ số thành phần tạo nên giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh.
Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí này được khái quát thành 9 nhóm chỉ số chính: năng lực tài chính; năng lực quản lý và điều hành; tiềm lực vơ hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp); Trình độ trang thiết bị và công nghệ; năng lực marketing; về cơ cấu tổ chức; nguồn nhân lực; năng lực R&D; Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế. Các nhóm chỉ số trên bao gồm các chỉ số thành phần và các chỉ số thành phần được mô tả trong bảng 2:
\
Bảng 1: Các chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhóm chỉ số Các chỉ số thành phần
Năng lực tài chính
- Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận
- Tăng trưởng thị phần
Năng lực quản lý và điều hành
- Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh - Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh - Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược
Tiềm lực vơ hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp)
- Khả năng nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
- Khả năng nâng cao thương hiệu về sản phẩm dịch vụ trên thị trường
nghệ - Khả năng ứng dụng KHCN vào cung cấp sản phẩm dịch vụ
- Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ - Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng
Năng lực Marketing
- Năng lực nâng cao chất lương sản ph ẩm dịch vụ
- Khả năng giảm giá bán, giá cước
- Năng lực mạng lưới phân phối và xúc tiến hỗn hợp
Về cơ cấu tổ chức - Độ linh hoạt trong tổ chức, đổi mới sản xuất - Mức độ chun mơn hóa trong sản xuất
Nguồn nhân lực - Đánh giá lao động
- Động lực đối với người lao động
Năng lực đầu tư R &D - Phương tiện và thiết bị dành cho R & D - Nguồn nhân lực cho R&D
Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế
- Khả năng liên doanh liên kết hợp tác kinh doanh trong nước
- Khả năng hợp tác quốc tế trong mở rộng thị trường
Phƣơng pháp xác định các chỉ số: Phương pháp này được thực hiện thông
qua lập các phiếu lấy ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó phải xác định cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động, mức độ thực hiện cạnh tranh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh và tầm quan trọng của các chỉ số.
- Bước 2: Thống kê ý kiến của các chuyên gia, các điểm số đánh giá tương ứng với các mức độ thực hiện tương đối. Trọng số của mỗi chỉ số được xác định
bằng điểm số cho tầm quan trọng của chỉ số đó so với tổng số điểm. Xác định giá trị cho từng nhóm chỉ số theo các chỉ số thành phần.
- Bước 3: Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp. Trong đó thể hiện được điểm số đánh giá và tầm quan trọng theo nhóm chỉ số quan trọng đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như năng lực tài chính, năng lực Marketing, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực R&D, năng lực quản trị chiến lược.