Kết luận và gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách có thu phí đối với dịch vụ khuyến nông bình dương (Trang 42 - 43)

Chương 4 KẾT LUẬN

4.1 Kết luận và gợi ý chính sách

Đề tài tập trung nghiên cứu về phía nhu cầu của người dân đối với loại hình dịch vụ có thu phí của khuyến nơng, nghiên cứu tác động của các chương trình khuyến nơng hỗ trợ hiện tại mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất của người dân. Với những cảm nhận thay đổi giá trị tăng thêm về thu nhập khi tiếp cận khoa học kỹ thuật qua dịch vụ khuyến nơng, hình thành nên sự sẵn lịng chi trả và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy: Loại hình cung cấp dịch vụ khuyến nơng hiện tại khơng thu phí, đa số đều có nhu cầu cần được hỗ trợ về hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao 88%, hoạt động tập huấn 54%, còn lại 27-28% cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và tham quan. Chất lượng của dịch vụ đáp ứng được với nhu cầu của người dân thể hiện qua mức độ hài lòng đối với dịch vụ, và khoảng 20% thu nhập tăng thêm khi sử dụng dịch vụ tác động đến sự sẵn lịng chi trả đối với các loại hình dịch vụ. Mức sẵn lòng chi trả cao hay thấp một phần cũng thể hiện được nhu cầu của người dân và chất lượng của dịch vụ cung cấp: Mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 30.000 đồng/lần tư vấn kỹ thuật, 50.000 đồng/lớp khi tham gia tập huấn, tham quan; Và mức cao nhất là mười triệu đồng cho một gói hợp đồng tư vấn kỹ thuật trọn gói theo chu kỳ sản xuất của nông hộ và tham gia các lớp học chuyên sâu về bảo vệ thực vật, thú y, đào tạo nghề nông nghiệp… năm triệu đồng tham gia các chuyến tham quan trong nước…. Trong đó, mức giá được tập trung trả lời nhiều nhất ở mức 300.000 đồng/chuyến tham quan, 200.000 đồng/lớp tập huấn, và 100.000 đồng/lần tư vấn kỹ thuật.

Từ kết quả chạy hồi quy của hai mơ hình, có thể rút ra bài học khi áp dụng chính sách có thu phí cho dịch vụ khuyến nơng. Có hai nhóm đối tượng khác nhau giúp gợi ý cho vấn đề chính sách khuyến nơng có thu phí, đó là:

Nếu nhắm đến mức độ phổ cập về khoa học kỹ thuật thì dịch vụ khuyến nơng có thu phí sẽ khơng khả thi, do các dịch vụ này là hàng hóa cơng, và với hai thuộc tính của hàng hóa cơng sẽ có thể dẫn đến tình trạng người ăn theo và cung cấp dịch vụ hạn chế. Vì vậy vấn đề chính sách thu phí nên chỉ nhắm vào các nhóm đối tượng có thu nhập từ nơng nghiệp cao. Với những đối tượng có thu nhập cao từ nơng nghiệp là những hộ sản

xuất hàng hóa với quy mơ lớn hơn, sẽ có sự đầu tư nhiều hơn về khoa học kỹ thuật, cung cấp sản phẩm nông sản quy mơ lớn cho thị trường thì tạo ra được giá trị thu nhập cao. Chính sách có thu phí nên nhắm vào những người càng có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và có trình độ học vấn thì nhóm đối tượng này sẽ có nhận thức đúng đắn về vai trị của khoa học kỹ thuật thơng qua dịch vụ khuyến nông mang lại. Tuy nhiên nhóm đối tượng này có những yêu cầu về kỹ thuật cao hơn và hợp đồng chặt chẽ hơn đòi hỏi về chất lượng đáp ứng phải hoàn thiện hơn nữa, và chất lượng dịch vụ khuyến nông phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng được với nhu cầu khi tiến hành thu phí. Và việc tiến hành thu phí cho dịch vụ khuyến nơng nên nhắm đến nhóm đối tượng này vì họ sẽ sẵn lịng chi trả và có thể sẽ có mức chi trả cao hơn khi có nhu cầu về dịch vụ.

Cịn đối với nhóm cịn lại hộ nơng dân nhỏ lẻ có doanh thu ít, những người có trình độ học vấn thấp, thì khơng nên áp dụng chính sách khuyến nơng có thu phí vì họ chưa sẵn lịng để trả, có thể do khả năng chi trả và sự cảm nhận lợi ích thu được từ dịch vụ khuyến nông chưa tương xứng với sản lượng, thu nhập tăng thêm mà họ nhận được. Như vậy, giải quyết vấn đề chính sách khuyến nơng cho các đối tượng này thì nên có chính sách trợ cấp riêng, và có thể nên cung cấp dịch vụ khuyến nơng khơng thu phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách có thu phí đối với dịch vụ khuyến nông bình dương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)