Xây dựng nhân vật – đạo diễn làm việc với diễn viên

Một phần của tài liệu Luận-văn-Nguyễn-Thị-Huyền-Nga (Trang 72 - 77)

1.2.4 .Opera thế kỷ XX

2.1.3 Xây dựng nhân vật – đạo diễn làm việc với diễn viên

Chúng ta đều biết, khi dàn dựng Opera kinh điển nói chung, tại Việt Nam nói riêng, chúng ta chỉ có thể “cắt gọt”, biên tập, chứ không thể chỉnh

sửa hay thay đổi “nốt nhạc” của “khí nhạc” hay “giai điệu” của phần “thanh nhạc”.

Khi dàn dựng vở lớn, đối với đạo diễn, khó nhất là đạo diễn cần nắm bắt được số ca sĩ có thể đảm nhận vai diễn (ở Việt Nam, thực trạng diễn viên nhạc kịch khơng có nhiều để đạo diễn lựa chọn). Chính vì thế, đạo diễn châu Âu, trước khi dàn dựng một vở nhạc kịch kinh điển ở Việt Nam, cần khảo sát để nắm được trong tay mình có được những chất giọng gì, phù hợp với vai diễn nào, trong vở nào thì mới quyết định dựng vở nào...( Giọng Soprano - nữ cao - phù hợp với nhân vật trẻ trung, các thiếu nữ đang yêu; Giọng Terno - nam cao- phù hợp với dạng nhân vật nam thanh niên; Giọng mezzo soprano - nữ trung- dành cho nhân vật ở tầm tuổi khoảng từ 25-35; Giọng Alto - nữ trầm - dành cho vai nữ trung tuổi và già tuổi; Giọng Baritone dành cho đàn ông đứng tuổi ; Giọng Bass - nam trầm - dành cho nhân vật ông già.)

Trên thực tế, khối lượng ca sĩ nhạc kịch vốn ít, nên đạo diễn đã phải lược bớt những cảnh, đoạn có nhiều vai phụ mà chủ yếu tập trung vào vai chính và hợp xướng.

Hiện nay, trên sân khấu Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Hà Phạm Thăng Long sở hữu một chất giọng Soprano lyric ( nặng) với kĩ thuật đã đạt đến mức điêu luyện. Cô là một trong những ca sĩ Opera hàng đầu tại Việt Nam.

Trong vở La Boheme của Puccini, cô được đạo diễn giao cho đảm nhận vai diễn Mimi - một cô gái nghèo chuyên làm những bơng hoa bằng lụa sống trong căn phịng áp mái của khu nhà trọ tồi tàn nhưng trong cô chứa đựng những hồi bão, khát khao vơ cùng lớn về tình yêu và niềm hạnh phúc. Sở dĩ đạo diễn lựa chọn Thăng Long vì trong màn một, cảnh hai, khi Mimi sang phịng của Rodolfo để châm nhờ ngọn nến và ở đó họ đã gặp tiếng sét ái tình thì nhân vật Mimi phải hát một Aria "Si, michia mano Mimi" (Vâng, người ta

gọi em là Mimi) với nốt cao nhất lên tới C ( nốt Đố trên ngồi khng nhạc-là 1 nốt địi hỏi người diễn viên phải có kĩ thuật chắc chắn, ổn định thì mới đảm nhiệm được cả vai diễn trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ với những nốt treo như vậy). Và Thăng Long có đầy đủ tố chất để đảm nhiệm kỹ thuật thanh nhạc khó ở mức đó.

Và dưới sự gợi mở của đạo diễn, Thăng Long đã hát được. Thăng Long đã thể hiện rất thành công vai diễn này khi mà cô đã áp dụng kĩ thuật hát bằng giọng “óc”. (rất nhỏ, nhưng vẫn rất có nội lực) và Thăng Long đã tinh tế thể hiện những nốt cao khi nhân vật kể về mình hay những nồng nhiệt trong tình yêu đúng với tâm trạng e lệ của một cô gái nghèo.

Tương tự, khi dàn dựng nhạc kịch Cosi Fanttute của nhà soạn nhạc Wolfgang A. Mozart, đạo diễn Helena Rohr đã lựa chọn nữ diễn viên Hà Phạm Thăng Long với chất giọng soprano đầy chất kịch tính, đảm nhiệm vai Fiordiligi trong vở nhạc kịch.

Trong cảnh XI của vở chị đã thể hiện aria " Như mỏm đá vững vàng" một cách xuất sắc. Aria này được coi là một trong những aria kinh điển mà bất cứ giọng nữ cao nào cũng mơ ước chinh phục được nó. Ở trong aria này liên tục có những đoạn chạy khơng ngừng nghỉ với tiết tấu nhanh ngồi ra cịn đó những đoạn với một loạt nốt trắng nhưng nhảy quãng khá xa với cường độ mạnh với thái độ vô cùng phẫn nộ của một cơ gái nguyện giữ trọn tình với người yêu đang ở ngồi mặt trận đối với người đàn ơng lạ mặt đến tán tỉnh. Âm nhạc trong đoạn này khiến người ta hình dung ra giọng hát được phát ra như của kèn đồng, và nghệ sĩ Thăng Long đã làm rất tốt khiến cho khán giả nhìn thấy một cơ gái Việt Nam chung thuỷ, kiên cường và vững vàng, không dễ bị thuyết phục bởi những cám dỗ.

Trong nhạc kịch La Boheme, trái ngược với nhân vật Mimi là nhân vật Musetta - một nhân vật đầy sự quyến rũ, mạnh mẽ và phô trương, đạo diễn đã lựa chọn nghệ sĩ Vành Khuyên thể hiện vai diễn này.

Vành Khuyên có chất giọng Mezzo Soprano (dày dặn , kịch tính). Đạo diễn đã khai thác chất giọng đó đặc biệt thành cơng trong cảnh hai của màn hai: Khi Musetta đi mua sắm trong khu trung tâm cùng với lão bồ già giầu có thì bất chợt gặp lại người tình cũ của mình là Marcello, khi anh ta vờ như khơng biết đến sự có mặt của cơ thì cơ đã “lồng lộn” lên và tìm mọi cách để thu hút cái nhìn của Marcello về phía mình. Bằng giọng hát kịch tính của mình, đạo diễn đã để nhân vật của Vành Khuyên bộc lộ tính cách rất rõ nét - Vành Khuyên đã thể hiện được tốt vai diễn này từ những đoạn cười phá lên để trêu tức Marcello hay đoạn thét lên giả bộ đau chân để đuổi khéo lão bồ già đi đổi cho mình đơi giày. Sau khi đuổi được lão bồ già đi thì Musetta lại hát những khúc hát ngọt ngào say đắm với người yêu cũ của mình là Marcello. .. Vành Khuyên là sự lựa chọn tốt nhất để đảm nhận cho vai diễn này trong giai đoạn hiện nay.

Đạo diễn đã “khai thác” chất giọng Vành Khuyên bằng kĩ thuật Saccato ( hát nảy) rất khó để nhảy thẳng vào nốt Sí ngồi khng nhạc đổ xuống, nhanh và nét. Cũng cần phải nói thêm rằng khi gặp phải cảnh diễn này nếu người diễn viên có kĩ thuật thanh nhạc chưa ổn định thì khơng thể đảm nhiệm được vai diễn. Ngoài kĩ năng thanh nhạc ra thì người diễn viên phải diễn, mà vai diễn này di chuyển, nhảy rất nhiều, phải bao quát toàn bộ sân khấu nên rất dễ bị hụt hơi và khi khơng đáp ứng được về hơi thì người diễn viên rất dễ dùng sức và như thế sẽ tạo lực ma sát ở cổ, chèn ép thanh đới phát ra âm thanh thì khơng thể hát cả đoạn dài được mà sẽ bị vỡ tiếng ngay.

Tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng sở hữu một chất giọng Baritone trữ tình và kĩ thuật rất tốt, quãng rất rộng. Anh có thể

lên cao như giọng Terno (khi nghe chỉ phân biệt nhờ âm sắc mà phân định là Terno hay Baritone) khi luyện thanh anh có thể lên những nốt Si, Đố nằm ở dịng kẻ phụ phía trên khng nhạc, do vậy khi anh được đảm nhận vai Esccamio - chàng dũng sĩ đấu bị tót trong nhạc kịch Carmen - với nốt Sol nằm ở phía trên ngồi khng nhạc đã khiến người nghe thán phục. Điều này cho thấy, đạo diễn Helena Rohr, đã khảo sát kỹ vấn đề diễn viên trước khi bắt tay vào dàn dựng tác phẩm nhạc kịch kinh điển trên sân khấu Việt Nam.

Trước đó giọng Baritone của Mạnh Dũng được biết đến là một giọng nam trầm thì anh đã phơ diễn được giọng hát đầy kĩ thuật và làn hơi đầy đặn thông qua giai điệu dũng mãnh trong aria Toreado's với rất nhiều móc giật... ở vai Esccamio trong vở Carmen.

Nhân vật Marcello trong La Boheme do nghệ sĩ Phan Mạnh Đức thể hiện trong vở có chất giọng Baritone trữ tình, anh là một trong số ít những nghệ sĩ Opera tại Việt Nam được đào tạo về diễn xuất trước khi học hát tại Đại học Văn hố. Là một diễn viên đóng nhạc kịch, ngồi giọng hát ra thì khả năng diễn xuất, nhập vai cũng đóng vai trị rất quan trọng để thành công. Trong vở này, Mạnh Đức đã nhận được vai diễn rất phù hợp với mình,với cữ giọng của mình, hồn tồn giúp anh bộc lộ hết được sự ngọt ngào và trầm ấm của tem giọng Baritone. Nốt cao nhất là nốt sol trên, nốt thấp nhất là nốt mì dưới. Với nội tâm giằng xé khi cố cưỡng lại sự quyến rũ của Musetta, kể cả khi anh chế nhạo cơ thì trong giọng hát khán giả vẫn nhận ra tình yêu nồng cháy anh dành cho cô và đỉnh điểm của vai diễn nội tâm này là khúc Aria " Em đã thiêu đốt tôi" ở cuối màn II khi anh khơng thể chế ngự được tình cảm của mình trước sự bày tỏ và khêu gợi của Musetta. Mạnh Đức đã cho khán giả thấy sức mạnh của chất giọng Baritone nằm ở chỗ trầm ấm, ngọt ngào và chân thành.

Với những ví dụ trên, có thể thấy thủ pháp xây dựng nhân vật (trong đó có các q trình, chọn lựa diễn viên, luyện tập, sau đó là thể hiện vai kịch) của người đạo diễn nhạc kịch vô cùng quan trọng và đặc biệt hơn các thủ pháp xây dựng nhân vật trên sân khấu kịch. Bởi nó cần đáp ứng yếu tố âm nhạc và sân khấu một cách “đồng tốc” không phân biệt “nặng - nhẹ” ở thành tố nào.

Xây dựng nhân vật trong nhạc kịch địi hỏi sự lựa chọn chính xác của đạo diễn về sự phù hợp chất giọng. Sự chính xác trong điều chỉnh tiết tấu cảm của nhân vật (điểm nhấn rơi vào các trường đoạn khí nhạc và thanh nhạc) bên cạnh đó là sự chính xác trong động tác sân khấu, biểu cảm sân khấu khi thể hiện hành động trong xung đột kịch. Đây thật sự là một vấn đề mang tính học thuật cần có những chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu để có thể giúp ích cho đạo diễn, cho diễn viên xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu nhạc kịch.

Một phần của tài liệu Luận-văn-Nguyễn-Thị-Huyền-Nga (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w