Doanh số và thị phần thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 44 - 45)

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

2.2.1 Doanh số và thị phần thanh toán quốc tế

Mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng, số lượng chi nhánh hoạt động TTQT ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại, chính sách tài trợ XNK linh hoạt đã tác động đến việc tăng trưởng doanh số TTQT qua các năm.

Qua bảng số liệu dưới đây, chúng ta thấy được rằng năm 2011 doanh số TTQT đạt 5.270 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007, tăng 21,57% so với năm 2010, tăng 71,66% so với năm 2009. Năm 2009 doanh số TTQT giảm, chỉ đạt 3.070 triệu USD, là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu cùng với sự căng thẳng về nguồn ngoại tệ trong giai đoạn này. Tính đến quý II/2012, do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung của cả nước (sản xuất đình trệ, sức mua giảm, giá cả đầu vào tăng cao…) nên doanh số TTQT mới chỉ đạt 2.787 triệu USD tương đương 38,71% kế hoạch đề ra năm 2012 (kế hoạch năm 2012: 7.200 triệu USD). Xét riêng từng mặt, doanh số NK và doanh số XK tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2011, doanh số NK đạt 3.016 triệu USD, tăng 19% so với năm 2010, doanh số XK đạt 2.254 triệu USD, tăng 25,15% so với năm 2010.

Bảng 2.2: Doanh số TTQT của ACB giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị: triệu USD)

Chỉ tiêu Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số xuất khẩu 820 1.142 1.089 1.801 2.254

Doanh số nhập khẩu 1.990 2.312 1.981 2.534 3.016

Tổng doanh số 2.810 3.454 3.070 4.335 5.270

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Cùng với xu hướng của cả nước, doanh số NK luôn cao hơn doanh số XK nhưng với khoảng cách được thu hẹp dần. Doanh số NK chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần trong tổng doanh số lần lượt: năm 2007 là 70,82%, năm 2008 là 66,94%, năm 2009 là 64,53%, năm 2010 là 58,45%, năm 2011 là 57,11%. Nguyên nhân là do ACB chủ trương chú trọng đến tài trợ XK bằng những chính sách tín dụng và ưu

đãi phí TTQT từ những dịch vụ phục vụ cho hoạt động này. Điều này sẽ thu hút được nguồn ngoại tệ về ACB nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ngoại tệ dồi dào cho việc NK hàng hóa và dịch vụ của khách hàng.

Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động TTQT nhưng ACB chỉ chiếm thị phần nhỏ về doanh số TTQT trên cả nước.

Bảng 2.3: Thị phần thanh toán quốc tế của ACB

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2,53% 2,41% 2,42% 2,76% 2,83%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Thị phần TTQT của ACB qua các năm tăng lên nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch XNK cả nước, khoảng 2,53% trong năm 2007, năm 2008 chiếm 2,41%, năm 2009 chiếm 2,42%, năm 2010 chiếm 2,76% và năm 2011 chiếm 2,83%. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tiềm năng mở rộng và phát triển dịch vụ TTQT của ACB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)