3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Vai trò của TTQT ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Ở góc độ vĩ mơ, Chính phủ cần có những biện pháp phù hợp nhằm tạo mơi trường kinh doanh NH thơng thống, mơi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, qua đó phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NH. Các biện pháp Chính phủ cần thực hiện:
Ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ
Các NH Việt Nam nói chung, ACB nói riêng và các DN hoạt động trong mơi trường kinh tế Việt Nam rất cần sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để phát triển an toàn và bền vững. Để nền kinh tế ổn định thì trước hết tình hình chính trị phải ổn định, sau đó phải đảm bảo về an ninh lương thực, cơ cấu các ngành hàng, lĩnh vực phải phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, đề ra các chính sách phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể, tận dụng nhưng không để quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi, nâng cao dự trữ ngoại hối, bình ổn giá cả hàng hóa, giá trị đồng nội tệ, phát triển hiệu quả một số ngành, sản phẩm thiết yếu, quan trọng đối với nền kinh tế. Cần có những dự báo, định hướng cụ thể đối với từng ngành vì thực tế có tình trạng khi được mùa thì giá lại q thấp cịn khi mất mùa thì giá bị đẩy lên cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sản xuất và các DN XNK…
Tóm lại, khi kinh tế phát triển bền vững, lạm phát được kiềm chế, giá trị đồng nội tệ ổn định thì DN mới yên tâm tin tưởng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh của DN, NH và nền kinh tế.
Hoàn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh tốn quốc tế
Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý, chính sách pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mơ thơng thống, ổn định và thuận lợi, tạo
điều kiện cho các DN phát triển. Chính phủ cần chủ động phối hợp với NHNN trong việc ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn việc xử lý các tranh chấp trong hoạt động TTQT vì mọi hoạt động NH cần phải được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt là hoạt động TTQT - một hoạt động không chỉ liên quan đến các bên trong nước mà cịn liên quan đến bên nước ngồi.
Hiện nay, trong TTQT, các NH chủ yếu căn cứ vào các quy tắc, thông lệ, tập quán quốc tế như UCP, ISBP, URC, URR, ISP để thực hiện. Quá trình thực hiện nghiệp vụ tất yếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng giữa các bên liên quan nhưng phía Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý riêng biệt cho hoạt động TTQT. Chính vì thế, cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT thống nhất giữa các cơ quan hữu quan nhằm nhất quán cho thực thi trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho các NH để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hệ thống văn bản pháp lý này vừa đảm bảo phù hợp với thơng lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam.
Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng, duy trì chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước
Chính phủ cần có chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp. Về tỷ giá hối đối, hướng đến chính sách tỷ giá linh hoạt theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam, nhưng khơng tách rời vai trị quản lý của NN. Bởi vì tỷ giá được xác định dựa vào mối quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa đặc biệt đó là ngoại tệ nên một sự bất ổn của tỷ giá ngay lập tức sẽ lây lan đến thị trường trong nước và làm thay đổi hoạt động KT đối ngoại. Chính phủ cần chủ động can thiệp thị trường, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước, hỗ trợ bình ổn thị trường tiền tệ.
Mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại
Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện và có hiệu quả với các nước trên thế giới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển thị trường
mới và sản phẩm mới. Thông qua lãnh sự quán, đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho các DN và các NH Việt Nam về tình hình kinh tế, chính trị, đặc điểm pháp lý của các quốc gia để giảm thiểu rủi ro cho các DN và NH.
Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Việc cải thiện cán cân TTQT là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Trong những năm qua, cán cân thanh tốn ln trong tình trạng thâm hụt ngoại tệ gây khó khăn cho cơng tác thanh tốn. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ đầu ra nhằm cải thiện cán cân TTQT: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, lơi cuốn đầu tư nước ngồi, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, vay nợ viện trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.