2.3 Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank
2.3.5.2 Khả năng thanh khoản
Bảng 2.14: Khả năng thanh khoản của Vietcombank giai đoạn 2008-2011
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Dư nợ cho vay/Nguồn vốn
huy động 70.50% 83.57% 84.88% 86.64%
2 Tài sản thanh khoản/Tổng nợ
phải trả 30.47% 31.90% 32.43% 25.99%
3 Tăng trưởng tiền gửi 10.48% 5.92% 22.93% 16.02% 4 Tăng trưởng tín dụng 15.53% 25.56% 24.85% 18.44%
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011
Khả năng thanh khoản của Vietcombank có chiều hướng giảm qua các năm, với tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm điều này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Từ năm 2008 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng từ 10.48% tăng lên 22.93% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 15.53% lên đến 24.85%. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM trong giai đoạn hiện nay, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, và mặc dù lãi suất huy động cũng được ngân hàng nâng lên để giữ vững nguồn vốn nhưng một bộ phận đáng kể nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư đã chảy vào các kênh khác
do lo sợ sự mất giá của đồng tiền như mua vàng cất trữ, mua đất, mua nhà.
Trong bảng 2.14 trên có chỉ tiêu đáng lưu ý đó là chỉ tiêu dư nợ/nguồn vốn huy động. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỷ lệ thanh khoản được sử dụng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng. Ta thấy một sự gia tăng tỷ lệ này có nghĩa là ngân hàng giảm đi khả năng bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột bởi các khoản cho vay là tài sản kém linh hoạt. Bảng số liệu trên, ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ lệ này luôn trên 80%, chưa đảm bảo yêu cầu theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
Tuy nhiên một tỷ lệ cấp tín dụng cao trên nguồn vốn huy động cũng khơng hồn tồn đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản của ngân hàng kém nếu chất lượng các khoản vay này tốt. Do vậy mà chỉ tiêu này thường được dùng kết hợp với các tỷ lệ thanh khoản khác như tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả. Ta thấy, công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng nợ phải trả luôn được đảm bảo và dao động ở mức 25.99% đến 32.43% qua các năm đang nghiên cứu.