Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 81 - 85)

2.5 Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác huy động vốn

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Kém nhạy cảm về lãi suất trần huy động

Do chủ chương luôn quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank luôn chủ động áp dụng đúng lãi suất trần huy động của NHNN để phù hợp chính sách kinh tế vĩ mơ. Trong thời kỳ năm 2008 đến 2010 khi chưa có quy định nghiêm về vấn đề các NHTM vượt trần lãi suất huy động thì khả năng huy động của Vietcombank kém nhạy cảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác đặt biệt là các NHTMCP, cụ thể là đối thủ cạnh tranh đưa ra các chương trình, các chiến lược khuyến mại, trúng thưởng…để vượt trần lãi suất huy

động nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Do vậy một số khách hàng đã rút tiền gửi từ Vietcombank để gửi vào các NHTMCP khác đang chào mức lãi suất cao hơn.

Chiến lược huy động vốn và chính sách khách hàng

Chiến lược huy động vốn của Vietcombank chưa được quán triệt và triển khai triệt để trên toàn hệ thống. Ý thức về tầm quan trọng của cơng tác huy động vốn cịn chưa được từng cán bộ nhân viên nhận thức đầy đủ. Ở cấp chi nhánh còn có sự khơng thống nhất, thiếu sự hỗ trợ giữa các phòng ban, bộ phận trong thu hút, phát triển nguồn vốn huy động. Nếu làm tốt được điều này, Vietcombank chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và gia tăng nguồn vốn huy động về cả quy mô lẫn chất lượng.

Chất lượng sản phẩm và các tiện ích đi kèm

Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Vietcombank chưa được phát huy đúng tầm. Vietcombank chưa có sản phẩm mới mang tính đột phá thật sự, mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu Vietcombank. Các sản phẩm triển khai thường chậm hơn so với các ngân hàng khác. Ban lãnh đạo và nhân viên Vietcombank chưa quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và đặc điểm của khách hàng, chưa có sự khảo sát ý kiến của khách hàng khi nghiên cứu xây dựng và triển khai các sản phẩm huy động cùng với các tiện ích đi kèm.

Mặc dù Vietcombank đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng nhưng với mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng dẫn đến việc xử lý dữ liệu truyền tải qua hệ thống máy chủ đôi khi bị quá tải.

Chất lượng nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và tuyển dụng của Vietcombank chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyển dụng của Vietcombank vẫn còn hiện tượng thân quen, chưa minh bạch và công bằng trong việc thu hút nhân tài. Ngoài ra Vietcombank khá chú trọng về trình độ học vấn nhưng lại chưa chú trọng về các kỹ năng mềm của ứng viên. Nhân viên mới được tuyển dụng vào ngân hàng chỉ được đào tạo bởi các nhân viên cũ qua q trình quan sát cơng việc của các nhân viên đã làm việc lâu năm. Điều này dẫn đến việc học nghiệp vụ của nhân viên tập sự khơng liên tục, thơng suốt và khơng

mang tính khoa học. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp chưa được ban lãnh đạo chú trọng truyền đạt và đào tạo cho nhân viên. Mặc dù thỉnh thoảng Vietcombank có tổ chức khóa đào tạo ngắn ngày về chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp nhưng các khóa học này hạn chế về số lần tổ chức và số lượng nhân viên tham gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2



Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Vietcombank trong những năm qua bao gồm tổng quan về Vietcombank, các hình thức huy động vốn đang được triển khai tại Vietcombank cũng như các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn, phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như quản trị nguồn vốn tại Vietcombank.

Ngoài ra, trong chương 2, luận văn cũng đã đưa ra những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Những nội dung được nghiên cứu trong chương 2 sẽ góp phần làm nền tảng cần

thiết cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong chương 3 tiếp theo sau để tiến tới mục tiêu gia tăng nguồn vốn huy động cho Vietcombank trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ. Theo đó, mục tiêu và nhiệm vụ chính của ngành ngân hàng năm 2012 là tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý. NHNN tiếp tục triển khai các biện pháp cụ thể như sau:

- Theo dõi sát diễn biến lãi suất huy động và cho vay của các TCTD để có biện pháp xử lý; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị trường tiền tệ.

- Tăng cường giám sát việc chấp hành quy định trần lãi suất bằng VND và USD của TCTD đối với khách hàng và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm.

- Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế và các cân đối vĩ mơ; tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, thu hút các nguồn tiền đầu tư, kiều hối... từ nước ngoài về nước, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động

ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống tránh rủi ro và giảm nợ xấu, ổn định và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, trước hết là thị trường liên ngân hàng, kể cả nội ngoại tệ, thị trường vàng.

- Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế

- Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo đề án được

từng bước nâng cao tính an tồn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả phát triển.

- Theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình kinh tế tiền tệ thế giới để đề xuất những biện pháp ứng phó phù hợp tình hình kinh tế nước ta; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính

sách tiền tệ.

- Định kỳ vào cuối tuần, tổng hợp tình hình và kết quả điều hành chính sách tiền tệ,

hoạt động của các NHTM, để đưa tin chính thức cho các phương tiện thơng tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)