Với Sự phân hóa giàu – nghèo

Một phần của tài liệu Những kiếm khuyết của thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ (Trang 29 - 42)

VI. Thông tin thị trường lệch lạc

2. Với Sự phân hóa giàu – nghèo

− Xóa đói giảm nghèo, hỗ trỏ người nghèo, đăc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, các nhóm bị thiệt hại.

− Khuyến khích sự vượt trội, làm giàu chính đáng, góp phần tạo lực đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế, chống tham nhũng.

− Hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế, nghiêm khắc trừng trị những hành vi làm giàu phi pháp, tham nhũng.

− Hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, hoạt động từ thiện…Làm cho lĩnh vực này trở thành 1 thứ “đệm đỡ”cho các trường hợp bị sa sút đột ngột bởi các cú sốc thị trường.

− Chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát hợp lý góp phần điều chỉnh thu nhâp, phân bố sử dụng ngân sách cho các mục tiêu xã hội, phát triển con người, giảm bớt những khác biệt (bất bình đẳng xã hội) quá lớn giữa các vùng miền, các nhóm dân cư.

3. Chu Kỳ Kinh Doanh (Business Cycles)

Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng

− Khi nền kinh tế thu hẹp, suy thoái thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ mở rộng: Tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, giảm thuế, tăng lượng cung tiền…

− Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát thì sử dụng các chính sách tài chinh và tiền tệ mở rộng thắt chặt: Giảm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, tăng thuế, giảm lượng cung tiền…

 Ngoài ra, chính phủ còn cần sử dụng các nhân tố ổn định tự động như thuế thu nhâp, trợ cấp thất nghiêp, chính sách giá cả, chính sách lãi cổ phần công ty…Chúng là giảm bớt những cú sốc lạm phát và suy thoái bằng cách làm chậm lại sụ tăng lên hay giảm xuống của thu nhập khả dụng.

4. Với Sự Gia Tăng Quyền Lực Độc Quyền (Monopoly)

Ban hành luật chống độc quyền: ngăn ngừa một số hành vi xấu

như các doanh nghiệp cấu kết với nhau để nâng giá hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định có hại đến nền kinh tế của một đất nước.

Điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong

khoảng thời gian dài. Như phán quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty Standard Oil phải tách ra thành 34 công ty độc lập

Thi hành các chính sách khuyến khích cạnh tranh: khuyến khích

các doanh nghiệp phát triển cạnh tranh để hạ giá thành và tránh hiện tượng độc quyền. Đồng thời phá bỏ các rào cản để các doanh nghiệp mới dễ dàng gia nhập ngành.

Kiểm soát giá cả của các hàng hóa dịch vụ do hãng độc quyền cung

cấp để buộc hãng phải bán ở mức giá cạnh tranh. Cần xác định một mức giá trần thật chính xác để không gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa.

Đánh thuế để giảm bớt một phần lợi nhuận do độc quyền gây ra

sao cho không dịch chuyển đường chi phí biên lên trên nếu không hãng sẽ tiếp tục giảm sản lượng và tăng giá.

5. Với tình trạng Thiếu Hàng Hóa Công Cộng (Public Goods)

− Chính phủ tổ chức cung cấp hàng hóa công: Khi các giải pháp thị trường bị thất bại đối hàng hóa công cộng, đòi hỏi “bàn tay hữu hình” phải can thiệp.

 Tổ chức thu và chi trả chi phí cho hàng hóa công cộng.

 Chính phủ cung cấp hoặc đấu thầu để tư nhân thực hiện cung cấp.  Quản lý chặt chẽ việc cung cấp, sử dụng, bảo trì hàng hóa công cộng.

− Áp dụng chính sách thuế hợp lý trên mọi cá nhân sử dụng hàng hóa công cộng góp phần chi trả cho hàng hóa công cộng, đảm bảo công bằng xã hội.

− Tính giá hợp lý với các hàng hóa công cộng có thể giải trừ bàng giá.

− Trích một phần ngân sách chi trả cho hàng hóa công cộng, bù đắp lượng tổn thất xã hội

− Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các mạnh thường quân đóng góp chung tay phát triển hàng hóa công cộng.

− Nâng cao ý thức người dân trong sử dụng và bảo vệ hàng hóa công cộng.

6. Với Thông Tin Thị Trường Lệch Lạc (Inướcomplete Information) & Những Suy Thoái Đạo Đức

− Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và phổ biến rộng rãi đến nhân dân, đê ngươi dân có cơ sở kiển tra, so sánh.

− Chính phủ luôn khuyến khích các chương trình giới thiệu chất lượng, thương hiệu đến với người tiêu dùng qua báo chí, quảng cáo trên truyền hình, tiếp thị một cách chính xác hữu ích cho người tiêu dùng, và làm gia3m chi phí kiểm định. Bên cạnh đó chính phủ cần bàn hành những quy định về tính chính xác trong quảng cáo, cũng như chế tài cho những hành vi vi phạm

− Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm phát minh sáng chế, xử lý nghiêm khắc hành vi làm hàng giả hàng kém chất lượng

− Xây dựng các cơ quan tổ chức về quản lý, có uy tín và trung lập thường xuyên kiểm định chất lượng hàng hóa. Qua đó người tiêu dùng có thể xác nhận chất lượng và tin tưởng vào hàng hóa đó.

− Giáo dục ý thức đạo đức, tuyên truyền đến nhân dân tác hại to lơn của các hành vi xâm phạp đạo đức xã hội.

C. KHIẾM KHUYẾT NỔI BẬT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. TRƯỜNG VIỆT NAM.

Trên con đường xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thanh phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ta đã đạt được nhiều thàng tựu to lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ các kiếm khuyết

của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là hai hiện tượng lạm phát do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Việc khắc phục hai tình trạng này là đòi hỏi cấp bách cho sự phát triển bền vững của đất nước

1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Lạm phát trong những năm gần đây liên tục tăng cao, trong khi tăng trưởng kinh tế lại dấu hiệu suy giảm. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), năm 2008 lại tiếp tục gia tăng cao đến 19.89%. Nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...

Năm 2009, lạm phát đã có dấu hiệu quy giảm, tăng trưởng kinh tế đang có những biến chuyển tốt, nhưng tỷ lệ lạm phát ở hàng 2 chữ số.

Lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phát càng trở nên phức tạp.

Lạm phát tiền tệ:

Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, có thể chưa phù hợp nên việc phát huy tác dụng của chính sách không được như mong muốn. Quản lý yếu kém dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trên thị trường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát. Có thể kể ra các nguyên nhân trực tiếp làm lượng cung tiền tăng lên như sau:

Chi tiêu ngân sách ngày càng lớn: Chi tiêu ngân sách năm sau cao hơn năm trước do yêu cầu phát triển tế xã hội đòi hỏi các điều kiện hạ tầng như đường xá, cầu cống, bến cảng, các khu đô thị, khắc phục hậu quả của thiên tai ... Trong đó có nhiều các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéo dài, tốn kém, hiệu quả thấp. Những khoản chi tiêu ngân sách này đã đưa một lượng tiền mặt lớn ra thị trường.

Quản lý tiền mặt kém hiệu quả: Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị như Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty bảo hiểm, ... liên quan tới công tác lưu hành tiền tệ. Lượng tiền cần có (D) để cân đối với hàng hoá không đồng nhất với lượng tiền mặt thực tế đang có trên thị trường.

Ngoại tệ tăng mạnh: Năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao, kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷ USD. Với lượng tiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làm cho lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên.

Sức hút của thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong thời gian qua đã hút một lượng tiền lớn vào đây. Ngoài lượng tiền nhàn rỗi trong dân được huy động, lượng vốn bằng tiền còn được huy động thông qua vay ngân hàng, rút tiết kiệm, bán tài sản (do thay đổi mục tiêu kinh doanh), từ các nhà đầu tư nước ngoài,....

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả thị trường tăng cao, đồng tiền giảm giá nhanh chóng. Để bảo toàn vốn của mình, các nhà đầu tư cũng như dân chúng đã chuyển sang mua vàng hoặc kim loại quý, đá quý khác thay vì dùng vốn đó kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm. Do vậy một lượng tiền lớn được tung vào lưu thông đã làm cho lạm phát trầm trọng hơn.

Lạm phát cầu kéo:

Lạm phát cầu kéo do tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả năng cung ứng có hạn, mất cân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao.

Năm 2006, 2007 nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng phát triển nóng. Điều này thể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng, nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình – dự án chậm tiến độ ...). Chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trong năm 2008, điều này sẽ dẫn tới mất cân đối cung cầu hơn nữa và sẽ làm lạm phát tăng cao hơn.

Lạm phát chi phí đẩy:

Lạm phát chi phí đẩy do giá vật tư đầu vào tăng. Trong năm qua, nhiều loại nguyên vật liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phí tăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bán hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát.

Năm 2007 và 2008, ở Việt Nam giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra. Trong năm qua, không

ngành sản xuất nào trong nước cưỡng lại được xu thế này, bao gồm cả ngành giao thông vận tải, than, khai thác đá, luyện cán thép... sắp tới là ngành điện.

Lạm phát chi phí đẩy mang tính toàn cầu song mức độ diễn ra ở mỗi nước có khác nhau. Những nền kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm sẽ không lạm phát, tăng giá dầu chỉ là yếu tố dẫn tới tăng giá trong nước. Đối với những nền kinh tế tăng trưởng nóng như Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát cao. Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó.

3. Giải pháp kiềm hãm lạm phát ở Việt Nam

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ.

Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công:

Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư

của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.

Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư cho sản xuất hàng để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. Rà soát lại và cân đối nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước.

Khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản về đầu tư xây dựng, kịp thời ban hành hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả.

Nghiên cứu để chuyển một số công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách sang hình thức đầu tư BOT từ nguồn vốn trong và ngoài nước hoặc bán, chuyển nhượng công trình có khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, tư nhân khai thác hoặc đầu tư tiếp để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa:

Phối hợp các địa phương khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai và dịch bệnh để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tập trung chỉ đạo phát triển trồng rau màu, chăn nuôi, tăng nguồn cung thực phẩm nhằm sớm ổn định giá cả lương thực, thực phẩm, chuẩn bị đủ giống cho sản xuất vụ mùa

Chỉ đạo triển khai việc tu bổ các công trình hồ chứa, đê điều, công trình thủy lợi nhằm chủ động đối phó với thiên tai trong mùa bão, lũ để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính để giải quyết nhanh việc tiếp cận, sử dụng vốn, đất đai, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất

khăn do biến động giá làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết là giá dự toán các công trình đang triển khai có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động.

Kiểm tra, xem xét các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hoá, đánh giá hiệu

Một phần của tài liệu Những kiếm khuyết của thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w