3.2. Giải pháp về phía các cơng ty kiểm tốn
3.2.1.1. Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Mục tiêu vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn này là để (1) hiểu được tình hình kinh doanh của đơn vị (2) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
Quy trình vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch trải qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tìm hiểu đơn vị đƣợc kiểm tốn và mơi trƣờng kinh doanh, đánh giá các rủi ro của các sai lệch trọng yếu.
KTV phải vận dụng dự thảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”. “Hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị” để có được sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán. Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thơng lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. Mục tiêu là
để có cơ sở quan trọng KTV và cơng ty kiểm tốn đưa ra các xét đốn về chun
mơn, trên cơ sở đó KTV sẽ (1) xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn và các vấn đề đáng lưu ý, (2) lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm
tốn một cách có hiệu quả, cụ thể là vận dụng tính trọng yếu trong kiểm tốn một cách hiệu quả. KTV nên tham khảo mẫu A310 “Tìm hiểu khách hàng và mơi trường hoạt động”. (Phụ lục số 15)
Các nội dung KTV cần tìm hiểu là :
a. Hiểu biết môi trƣờng hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp gồm:
+ Môi trƣờng kinh doanh chung
Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và lạm phát; biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; các nội dung khác …
+ Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hƣớng của ngành nghề
Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: thị trường và cạnh tranh, bao gồm nhu cầu, năng lực cung ứng, cạnh tranh về giá; đặc điểm kinh doanh ngành (liên tục hay thời vụ); các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chính; sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh của ngành; nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả (nguyên vật liệu chính, dịch vụ, lao động)….
+ Mơi trƣờng pháp lý mà doanh nghiệp hoạt động
Các thông tin chung về môi trường pháp lý mà DN đang hoạt động bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN như các quy định pháp luật đối với loại hình và ngành nghề kinh doanh của DN; Các quy định của Chính phủ hiện có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN như các quy định về tiền tệ và kiểm soát ngoại tệ; hỗ trợ tài chính của Chính phủ; thuế quan và các rào cản thương mại; thay đổi thuế áp dụng…
b. Hiểu biết về doanh nghiệp
+ Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu
Các thơng tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của DN bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: bản chất của các nguồn doanh thu; mô tả các loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà DN cung cấp; thực hiện hoạt động: mô tả các giai đoạn của sản phẩm hoặc dịch vụ, phương thức sản xuất, cách thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ; mô tả các liên doanh, liên kết hoặc các hoạt động thuê ngoài quan trọng; địa điểm sản xuất, kinh doanh, số lượng văn phòng; các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng; các hoạt động nghiên cứu phát triển; các giao dịch với bên có liên quan…
+ Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp
- Sở hữu DN: Thông tin về các cổ đơng và thành viên chính trong DN (sở hữu từ 5% vốn điều lệ)
- Danh sách các tổ chức và cá nhân có liên quan tới DN: Mô tả cấu trúc tổ chức của DN theo các phịng, ban bằng mơ tả hoặc bằng sơ đồ.
+ Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: thông tin về tăng giảm vốn trong năm; thông tin về đầu tư các tài sản quan trọng; các hoạt động đầu tư tài chính vào các cơng ty trong và ngồi tập đồn…
+ Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng bao gồm: hệ thống kế tốn DN
đang áp dụng; có lập BCTC cho tập đồn khơng; các chính sách kế tốn quan trọng DN áp dụng; các thay đổi chính sách kế tốn năm nay; yêu cầu đối với BCTC; cấu trúc lập BCTC…
+ Kết quả kinh doanh và thuế bao gồm: Mô tả nhận xét về kết quả kinh
doanh và cách thức các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quản lý kết quả kinh doanh; thảo luận một vài tỷ suất tài chính cần lưu ý: Cấu trúc nợ, khả năng thanh tốn……để có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính; Các hoạt động liên quan th tài chính (nếu có); Các loại thuế quan trọng áp dụng…
c. Các vấn đề khác
+ Nhân sự kế tốn
+ Các thơng tin hành chính khác như địa chỉ của doanh nghiệp và các đơn vị liên quan (nếu có), thơng tin về ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản, thông tin về luật sư mà doanh nghiệp sử dụng.
Từ sự hiểu biết nêu trên sẽ giúp KTV vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng, mà cụ thể là xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro trọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể, ảnh hưởng các yếu tố này đến rủi ro xảy ra các sai lệch trên BCTC và đánh giá được kỳ vọng của người sử dụng BCTC đến chỉ tiêu nào trên BCTC.
Bƣớc 2: Thiết lập mức trọng yếu tổng thể cho BCTC
Để thiết lập mức trọng yếu tổng thể cho BCTC, cần lựa chọn tiêu chí phù hợp. Thơng qua tìm hiểu khách hàng, KTV phải xác định việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thơng tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, cơng chúng, cơ quan nhà nước...). Ngồi ra, việc xác định tiêu chí cịn ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
+ Các yếu tố của BCTC (Ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (Ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dịng tiền);
+ Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm;
+ Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán;
+ Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn;
+ Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định thông thường KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm.
KTV phải ln có ý thức rằng, mục tiêu cuối cùng là KTV phải đưa ra ý kiến xác nhận về BCTC trên các khía cạnh trọng yếu cho một nhóm người sử dụng BCTC, cho nên việc xác lập cơ sở tính tốn và lựa chọn tỷ lệ mức trọng yếu thích hợp đều phải dựa vào xét đoán của KTV về vấn đề “Các sai sót trong kiểm tốn có
ảnh hưởng đến quyết định của nhóm người sử dụng BCTC khơng”.
Tỷ lệ lựa chọn
Các tỷ lệ mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng:
- 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế,
- 1% đến 2% tổng tài sản,
- 1% đến 5% vốn chủ sở hữu,
- 0,5% đến 3% tổng doanh thu.
KTV phải sử dụng xét đốn chun mơn khi xác định tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ % và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ % áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ % áp dụng cho doanh thu do số tuyệt đối của doanh thu và lợi nhuận trước thuế thường chênh lệch nhau đáng kể và KTV có xu hướng cân bằng mức trọng yếu cho từng bộ phận trên BCTC dù áp dụng bất kì tiêu chí nào.
Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %
Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm tốn, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thơng tin thuyết minh.
Bƣớc 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện.
Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót khơng được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.
Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên mơn của KTV và chính
sách của từng công ty. Việc lựa chọn tỷ lệ 50% hay 75% phụ thuộc đánh giá rủi ro của KTV. Nếu KTV đánh giá về khách hàng rủi ro cao thì KTV có thể chọn mức 50%, cịn ngược lại có thể chọn tỷ lệ 75%. Nếu KTV chọn tỷ lệ 75% có nghĩa là KTV thiết kế các thủ tục kiểm toán phát hiện các sai lệch trong các khoản mục lớn hơn 75% mức trọng yếu. Tuy nhiên khi áp dụng ở cận trên và cận dưới cần giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy.
Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót khơng được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm tốn cần phải thực hiện.